Bệnh Khô Mắt Nên Ăn Gì ? Những Thực Phẩm Hạn Chế Là Gì ?

Chia sẻ

Hầu hết trong chúng ta thường ngày sẽ ăn những thức ăn mà mình cảm thấy thích và không chú trọng vào dinh dưỡng của những thức ăn mình đang dùng. Cho nên các bệnh nhân thường không biết cơ thể chúng ta khi nhỡ mắc phải bệnh thì không biết dùng thức ăn gì và hạn chế thức ăn gì trong việc điều trị bệnh của mình.

Khô mắt nên ăn gì?

Thực phẩm giàu các chất chống oxi hóa:

Bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxi hóa không chỉ tốt cho người bị khô mắt mà còn ngăn chặn các bệnh lý

mắt khác như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.

 Ngoài ra cần bổ sung thêm các loại vitamin như sau :

– Vitamin C: làm tăng sức bền cho thành mạch máu, hạn chế tình trạng viêm. Trung bình phụ nữ nên bổ sung tối thiểu 75mg và nam giới là 90mg vitamin C mỗi ngày, các thực phẩm lựa chọn là hoa quả như cam, bưởi, cà chua, táo, chuối, rau chân vịt.

– Vitamin E: có nhiều trong các loại thức ăn như ngũ cốc, hạt hướng dương, hạnh nhân, bơ đậu phộng, hạt phỉ, khoai lang. Vitamin E bảo vệ các tế bào trong mắt khỏi bị hư hại của các gốc tự do, làm tăng hệ miễn dịch cho cơ thể.

– Vitamin A: Thiếu vitamin A gây khô mắt và tuyến dẫn nước mắt, quáng gà và tổn thương giác mạc. Vitamin A và beta-caroten (tiền chất của vitamin A) có nhiều trong rau củ quả màu vàng cam, màu xanh đậm, sữa, gan, trứng, thịt gia cầm.

Và còn có các loại thực phẩm : Thực phẩm giàu Omega-3 , giàu kẽm, giàu kali, giàu nước

Đặc biệt phải uống đủ lượng nước trong 1 ngày.

Những thức phẩm cung cấp đầy đủ vitamin cho mắt

Khô mắt nên kiêng gì?

Thực phẩm nhiều muối :

Ăn mặn thường xuyên sẽ khiến cơ thể mất nước, làm giảm bài tiết nước mắt, dẫn đến khô mắt. Chính vì thế, bạn cần ăn lượng muối vừa đủ (không quá 2, 3 gram/ ngày), đồng thời loại bỏ những thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp (chứa nhiều muối) ra khỏi chế độ ăn hàng ngày.

Thực phẩm nhiều đường

Các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga có thể gây rối loạn quá trình trao đổi chất tại mắt, khiến lượng nước mắt bị giảm sút nếu sử dụng quá thường xuyên và dư thừa.

Thực phẩm nhiều chất béo

Khoai tây chiên, xúc xích, piza, lạp xưởng hay các món ăn nhiều dầu mỡ khác là nguyên nhân gây béo phì, đồng thời cũng ảnh hưởng lớn đến đôi mắt.

Rượu bia, cà phê, thuốc lá

Ngoài gây tổn hại đến các cơ quan trong cơ thể, rượu bia, cà phê, thuốc lá còn khiến cơ thể mất nước, làm giảm bài tiết nước mắt, dẫn đến khô mắt nghiêm trọng.

Thịt đỏ

Việc tiêu thụ lượng lớn thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn) thường xuyên có thể gây tác động xấu đến sức khỏe đôi mắt, làm tăng nguy cơ mắc khô mắt, glocom, đục thủy tinh thể.

Thực phẩm nên bổ sung khi mắt mình bị bệnh khô giác mạc

Bạn nên làm gì khi bị khô mắt?

– Cho mắt nghỉ ngơi: Khi làm việc lâu với máy tính, hãy thực hiện quy tắc 20-20-20, nghĩa là cứ sau 20 phút làm việc thì nhìn vào một vật cách 20 feet trong ít nhất 20 giây. Đồng thời, chớp mắt thường xuyên để tăng bài tiết nước mắt và giúp mắt được bôi trơn bởi 1 lớp nước mắt mới.

– Vệ sinh mắt sạch sẽ: Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý sẽ giúp loại bỏ các tác nhân có thể gây viêm, nhiễm trùng mắt dẫn đến khô mắt.

– Đeo kính bảo vệ mắt: hạn chế ánh mặt trời, bụi bẩn, không khí, gió khô.

– Không trang điểm mắt: Thuốc, hóa chất từ các mỹ phẩm trang điểm mắt có thể làm tắc nghẽn tuyến meibomain nằm ở chân lông mi, rối loạn chức năng tuyến meibomain

Chúc các bạn có đôi mắt khỏe mạnh

Thông tin liên hệ: 

Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PyLoRa
Địa Chỉ: Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM
Hotline:  0909 748 517 – 0962 158 661
Email: info@PyLoRa.com

Xem Thêm : Thảo Dược Bôi Trơn Đôi Mắt

Nguồn: PyLoAn.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.