1. Nguyên nhân gây viêm Amidan
Nguyên nhân gây viêm Amidan
– Do các loại Virus đã xâm nhập vào đường hô hấp của bạn
– Virus xâm nhập cơ thể gây suy giảm các kháng thể chống lại bệnh tật, hay đề kháng, gây bệnh Amidan.
– Do biến chứng từ các bệnh đường hô hấp khác như bệnh viêm mũi xoang.
– Do bị nhiễm lạnh khi uống nưước, ăn đồ đông lạnh..
– Do cấu tạo sẵn có của Amidan có nhiều nơi cư trú cho vi sinh vật..
– Do bạn không chịu khó vệ sinh răng miệng thường xuyên hoặc vệ sinh không đúng cách.
– Bị ảnh hưởng bởi thời tiết, môi trường sống xung quanh ô nhiễm, khói bụi nhiều..
2. Dấu hiệu viêm Amidan
Viêm Amidan khi khởi phát thường diễn biến phức tạp, khó chẩn đoán và điều trị. Vì vậy để tiện theo dõi, các bác sỹ chia chứng viêm Amidan thành 2 thể chính và ở mỗi thể sẽ có những biểu hiện viêm Amidan riêng biệt:
Giai đoạn viêm Amidan cấp tính:
– Vướng víu khó nuốt, nuốt đau
– Bề mặt Amidan sưng, tấy đỏ và có thể có mủ nhưng không chảy máu
– Đau họng
– Nổi hạch ở góc hàm
– Sốt cao
– Cơ thể mệt mỏi, khó chịu kèm theo hiện tượng đau đầu
– Sưng, phù nề nề hạch bạch huyết
– Khan tiếng, viêm thanh quản
Giai đoạn viêm Amidan mãn tính :
Khi các dấu hiệu viêm Amidan cấp tính không được hỗ trợ điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở nên nặng hơn, thậm chí tái phát nhiều lần. Ở giai đoạn này, bệnh nhân thường thấy:
– Đau rát cổ họng
– Khản tiếng
– Ho khan rời rạc hoặc theo từng cơn
– Hơi thở có mùi hôi rất khó ngửi
– Bề mặt Amidan có nhiều hốc mủ, vón cục trăng đục, dễ bị bật ra ngoài mỗi khi ăn uống, hay nói chuyện, ho…
– Ngáy to hoặc có hiện tượng ngưng thở (tình huống này thường thấy ở bệnh nhân là trẻ nhỏ)
3. Các biến chứng viêm Amidan
Các biến cứng của bệnh viêm Amidan
Viêm Amidan hoàn toàn có thể chữa khỏi, không cần cắt bỏ, vấn đề quan trọng là ệnh nhân cần lựa chọn phương pháp chữa trị cho hợp lý, phù hợp với thể trạng cũng như với tình trạng bệnh của bản thân. Song nếu không đúng phác đồ trị viêm amidan thì hậu quả là khôn lường với các biến chứng sau:
– Biến chứng tại chỗ: Gây viêm tấy quanh họng, quanh Aidan, áp – xe thành họng, …
– Biến chứng gần: Gây viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa…
– Biến chứng xa: Viêm Amidan mãn tính lâu năm thể dẫn tới ung thư Amidan. Hãy cảnh giác điều trị sớm
4. Có nên cắt Amidan hay không nên cắt Amidan?
Nhiều người thường có suy nghĩ khi viêm Amidan nặng sẽ phẫu thuật cắt Amidan. Những theo đánh giá của các nhà chuyên môn: ĐÂY LÀ ĐIỀU RẤT SAI LẦM – Bởi vì sao?
Amidan dù dễ viêm nhiễm nhưng đây chính là “hàng rào bảo vệ” họng. Ngăn chặn các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài vào cơ thể. Khi thực hiện cắt bỏ Amidan không đúng cách sẽ để lại vô vàn những hệ lụy nguy hiểm:
– Khiến cơ thể mất đi hệ thống miễn dịch và sức đề kháng
– Nguy cơ chảy máu sau khi cắt Amidan rất cao
– Mất khả năng nói nếu không may cắt phải dây thanh quản
– Có thể dẫn đến tử v.ong nên chảy máu quá nhiều trong và sau khi cắt Amidan
Vì vậy mọi người hãy có sự cân nhắc để tránh những sự mệt mỏi có thể xảy ra.
5. Chế độ sinh hoạt khi viêm Amidan
Hình thành thói quen sinh hoạt hợp lý
– Bạn cần uống nhiều nước hàng ngày vừa tốt cho sức khoẻ vừa tốt cho bệnh viêm Amidan
– Cần có thói quen nghỉ ngơi hợp lý
– Súc miệng bằng nước muối ấm thường xuyên hoặc súc miệng bằng cá loại nước súc miệng có bán trên thị trường
– Ngậm các loại thuốc giúp giảm đau rát họng
– Dùng máy tạo độ ẩm không khí trong phòng bạn
– Bỏ hẳn các loại thuốc lá, thuốc lào, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm lâu ngày.
Nguồn: PyLoRa.com