Đau Mắt Đỏ Là Gì? Những Điều Về Đau Mắt Đỏ Bạn Nên Biết

Chia sẻ

Đau mắt đỏ khá phổ biến và thậm chí có nguy cơ lây lan sang người khác. Bệnh này khiến mắt bị đỏ, đau đớn và cực kỳ khó chịu. Vì thế nếu như bạn đang lo lắng về loại bệnh này, hãy ngay lập tức cùng Pylora tìm hiểu xem đau mắt đỏ là gì, nó nguy hiểm thế nào và gây tác hại ra sao cho mắt trong bài viết dưới đây nhé.

1. Đau mắt đỏ là gì?

Bệnh đau mắt đỏ là bệnh viêm kết mạc do virus gây ra và dân gian gọi đó là bệnh đau mắt đỏ. Loại virus gây bệnh này có thể tồn tại trên dụng cụ, đồ dùng trong vòng 35 ngày. Hơn nữa loại virus này có thể lây lan từ việc tiếp xúc với nước bọt, gỉ mắt của người bệnh… Bởi thế nên bệnh này có nguy cơ lây nhiễm cao, nhất là trong cùng gia đình và người hay tiếp xúc với người bệnh.

Đau mắt đỏ là bệnh viêm kết mạc do virus gây ra

Xem thêm: tắc tuyến lệ là gì

2. Nguyên nhân dẫn tới đau mắt đỏ là gì?

Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ chủ yếu là do virus Adenovirus hoặc do nhiễm trùng. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu nhất chính là do virus Adenovirus, chiếm từ 60 – 90% và có thể là do virus Enterovirus. Nguyên nhân mắc phải của bệnh đau mắt đỏ cấp là do bị sốt virus, viêm phổi cấp hoặc sau khi bị bệnh sởi. Ngoài ra cũng có thể là do virus simplex hoặc herpes zoster.

Loại đau mắt đỏ do các loại vi khuẩn như tụ cầu, phế cầu, liên cầu có thể lây qua nhiều đường nhưng chủ yếu là do hệ hô hấp.

Có nhiều nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ

3. Các dấu hiệu cơ bản của đau mắt đỏ là gì?

Bạn có thể gặp phải nhiều những triệu chứng cho thấy mắc phải bệnh đau mắt đỏ, bạn có thể chú ý để khi có những dấu hiệu thì cần chú ý để điều trị cũng như phòng tránh lây cho người khác.

  • Bị chảy nhiều nước mắt.
  • Mắt bị mẩn đỏ, ngứa và mắt bị sưng
  • Mắt bị đau liên tục vùng bên trong và có cảm giác cộm mắt.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Có chất dịch màu trắng rõ ràng nếu như nguyên nhân do dị ứng hoặc do virus.
  • Dỉ mắt màu vàng và xanh lục từ mắt do bị nhiễm khuẩn.
  • Có cảm giác cực kỳ khó chịu do bị cộm xốn giống như kiểu có cát, bị đau nhẹ và mắt bị mờ thoáng qua.

4. Vậy điều trị đau mắt đỏ như thế nào?

Nếu như bạn mắc phải đau mắt đỏ do virus thì việc điều trị cần hết sức tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cụ thể:

Điều trị mắt:

  • Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để điều trị cho bạn. Tùy theo tình trạng và các tổn thương ở mắt mà đơn thuốc có thể sẽ khác nhau với các loại kháng viêm, kháng sinh, nước mắt nhân tạo… Ngoài ra còn có cả loại thuốc tra mắt dạng gel, dạng mỡ hay dung dịch, dạng nước…
  • Chú ý tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để giúp mau hết bệnh.
  • Chú ý cách tra thuốc vào mắt: Không được chạm đầu thuốc nhỏ vào trong mắt. Nhỏ 1 – 2 giọt với thuốc dạng dung dịch, thuốc mỡ hay gel thì khoảng 1cm vào cùng đồ mi dưới. Tránh tra ra ngoài sẽ khiến mắt bị lèm nhèm và khó chịu hơn.
  • Chú ý tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để xem tình trạng bệnh. Nếu có những biểu hiện nặng hơn như đau hơn, sưng hơn hoặc bị chảy nước hồng, chảy máu hay khi dùng thuốc có dấu hiệu bất thường nào đó cần chú ý đến ngay cơ sở y tế để được xử lý.

Xem thêm: Điều trị khô mắt hiệu quả nhờ bộ đôi dược thảo PyLoAn từ Mỹ

Các biện pháp điều trị toàn thân

Ngoài việc tuân thủ theo đơn thuốc và sự chỉ dẫn của bác sĩ thì bạn nên chú ý:

Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để nhanh hết đau mắt đỏ

  • Nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc.
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các loại thực phẩm như chất xơ, chất đạm, chất béo, tinh bột. Không cần phải kiêng khem quá mức sẽ khiến cho cơ thể bị suy nhược và bệnh thêm nặng hơn. Ngoài ra bổ sung vitamin tổng hợp, các loại sinh tố trái cây như bưởi, cam, chanh…
  • Thực hiện đeo khẩu trang y tế vì bệnh sẽ lây qua đường hô hấp, nước bọt để tránh làm ảnh hưởng và lây bệnh tới người khác.
  • Tránh sử dụng các thiết bị điện tử để mắt mau lành
  • Sử dụng kính chắn gió, bụi, tránh tiếp xúc với các loại khói như khói bếp, hương, than củi, xe vì rất dễ khiến mắt bị kích ứng.
  • Tránh đi bơi hay để nước bẩn tiếp xúc vào mắt.
  • Tránh dụi tay vì có thể sẽ làm ảnh hưởng tới tròng đen hay giác mạc khiến thị lực bị ảnh hưởng, bệnh trở nên nghiêm trọng.
  • Thông tin liên hệ: 

    Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PyLoRa
    Địa Chỉ: Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM
    Hotline:  0909 748 517 – 0962 158 661
    Email: info@PyLoRa.com

    Xem Thêm : Thảo Dược Bôi Trơn Đôi Mắt

    Nguồn: PyLoAn.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.