Họng Bình Thường Và Cách Phân Biệt Khi Bị Viêm, Bệnh…

Chia sẻ

Viêm họng là bệnh cực kỳ phổ biến hiện nay và bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh một cách dễ dàng. Nhưng ngược lại, không phải ai cũng có thể phân biệt được tình trạng cổ họng bình thường và họng khi bị viêm, bị bệnh. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề này.  

1. Cấu tạo cổ họng và vòm họng bình thường

Trong giải phẫu khoa học, họng là bộ phận nằm ở phía trước cổ, bao gồm cổ họng và thanh quản. Họng là cơ quan không thể thiếu đối với sự hoạt động của hệ tiêu hóa và hệ hô hấp. Nó có chứa nhiều mạch máu và các cơ hầu, hạch amidan và dây thanh âm.

Họng được chia ra làm 3 phần gồm: Hầu mũi, hầu miệng và hầu thanh quản. Riêng phần cổ họng hay còn được gọi là yết hầu, đây là một phần của cổ nằm ngay dưới khoang mũi, phía sau miệng và nằm trên thực quản, thanh quản. Chính vì vậy, họng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát âm.

Hình ảnh cổ họng và vòm họng của một người bình thường

Để có thể hình dung rõ hơn về hình ảnh của tình trạng viêm họng, bạn cần biết được chính xác cấu tạo của một vòm họng bình thường. Vòm họng hay còn được gọi là họng mũi có cấu tạo gồm 6 mặt chính. Bao gồm:

– Mặt trước là cửa mũi nằm ở phía sau.

– Mặt sau bao gồm lớp niêm mạc họng, cân quanh họng và đốt sống cổ 1, 2.

– Mặt trên gồm bờ mảnh nền xương chẩm và bờ dưới thân xương bướm. Kèm theo đó là các tổ chức bạch huyết nằm tập trung thành từng đám có tên là Amidan Luschka. Các tổ chức hạch bạch huyết quá phát sẽ gây viêm Amidan.

– Mặt dưới thông với cơ quan họng miệng.

Hai mặt bên bao gồm loa vòi nhĩ cách đuôi cuốn mũi dưới 1cm và xung quanh là các tổ chức bạch huyết Amidan Gerlach, còn phía trên là gờ vòi nhĩ có hố Rosenmuler.

Ngoài ra, theo cấu tạo giải phẫu thì vòm họng cũng bao gồm các mạch máu là động mạch buốm khẩu cái có vai trò nuôi dưỡng chính. Nó được bắt nguồn từ động mạch hàm trong mà cụ thể là một trong hai ngành cùng của động mạch cảnh ngoài.

Về cấu tạo tổ chức học thì phần trên được cấu tạo bởi biểu mô trụ đơn có lông chuyển thuộc niêm mạc hô hấp, còn phần phía dưới là lớp biểu mô thuộc niêm mạc đường tiêu hóa.

2. Viêm họng là gì?

Viêm họng là tình trạng bệnh xảy ra khi niêm mạc họng bị viêm nhiễm, tổn thương do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Khi bị viêm họng, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát cổ họng dữ dội, đặc biệt là khi nuốt thức ăn.

Ngoài ra, bệnh viêm họng còn gây ra hàng loạt các triệu chứng sau:

– Đau rát và khó chịu trong cổ họng

– Amidan bị sưng tấy, đau nhức

– Mỗi khi nói chuyện, ăn uống sẽ rất đau nhưc

– Nổi hạch ở cổ

– Khàn giọng, giọng đặc quánh, thậm chí là mất giọng

– Xuất hiện các mảng màu trắng, ứ mủ ở bên trên và xung quanh Amidan.

Viêm họng là bệnh khá phổ biến hiện nay.

Theo các bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng thì bệnh viêm họng được chia ra làm 7 loại chính gồm:

– Do virus

– Do liên cầu

– Viêm họng giả mạc

– Mãn tính

– Cấp tính (viêm họng đỏ)

– Bệnh viêm họng hạt

– Viêm họng trắng

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm họng đều sẽ tự khỏi hẳn trong vòng 1 tuần mà không để lại bất kỳ tổn thương hay di chứng nào. Tuy nhiên, người bệnh cần hết sức chú ý về các triệu chứng của bệnh, bởi đau họng là triệu chứng khá phổ biến, có thể là dấu hiệu của một số bệnh khác như cúm hay bệnh Mononucleosis.

3. Các dạng bệnh viêm họng

Mỗi một dạng bệnh đều có những dấu hiệu khác nhau và có thể phân biệt được. Thông qua hình ảnh trực quan của các dạng bệnh viêm họng sẽ giúp bác sĩ dễ dàng phân biệt được đâu là vòm họng bình thường và đâu là vòm họng bị bệnh, bị viêm…Từ đó, giúp chẩn đoán đúng bệnh và trị bệnh kịp thời.

Viêm họng cấp

Hình ảnh viêm họng cấp tính

Thông qua hình ảnh có thể thấy rằng viêm họng lúc bình thường sẽ rất khác so với hình ảnh viêm họng cấp tính. Bệnh viêm họng cấp gây ra rất nhiều triệu chứng, một trong số đó là khiếm niêm mạc họng đỏ rực và sưng to do viêm nhiễm. Đồng thời, kèm theo đó là chứa một lượng dịch nhầy đáng kể trên bề mặt amidan và xuất hiện các đốm hạch trong cổ họng.

Do virus liên cầu khuẩn

Viêm họng do liên cầu khuẩn sẽ thấy xuất hiện một số các triệu chứng như:

– Amidan sưng to, có màu đỏ đậm và lớn hơn bất thường.

– Bên ngoài Amidan phủ một lớp màu trắng hoặc màu vàng, thậm chí là có ứ mủ nữa.

– Xuất hiện các đốm huyết màu đỏ trên vòm họng.

Ngoài các dấu hiệu có thể nhìn thấy thì khi mắc bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn còn gây ra tình trạng đau họng dữ dội, sốt cao trên 380C, đau đầu, ăn không ngon, hay buồn nôn, nổi hạch ở cổ, nổi ban đỏ khắp cơ thể…

Viêm họng trắng

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất về bệnh lý này đó là có sự xuất hiện của các chấm mủ trắng hoặc màu vàng nhạt trong cổ họng. Lớp nhầy này có thể dễ dàng bị tách ra và bị đẩy ra khỏi cổ họng cùng với đờm, dịch nhầy.

Ngoài ra, bệnh còn kéo theo một loại các triệu chứng như: Ngứa, đau rát, sưng nóng cổ họng. mệt mỏi, đau đầu, sốt nhẹ, hơi thở có mùi hôi, khạc nhổ đờm thường xuyên,…

Viêm họng đỏ tím

Người bệnh thường gặp phải tình trạng viêm họng với lớp niêm mạc sưng to có màu đỏ tím và lưỡi gà bị phù nề. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi trùng Streptocoque và các loại vi khuẩn, vi trùng siêu vi khác. Đồng thời, bệnh còn gây ra nhiều triệu chứng khác như: còn gặp phải các đau bụng, buồn nôn, sốt cao, hơi thở mùi hôi, đau đầu, đau tai…

Viêm họng giả mạc

Hình ảnh viêm họng giả mạc 

Bệnh viêm họng giả mạc là một bệnh lý tương đối hiếm gặp. Tuy nhiên, bệnh lại có khả năng gây ra các tác động nguy hiểm đến tính mạng con người. Khi quan sát soi khám sẽ thấy 2 Amidan đỏ thẫm, các khe bị giãn ra và xuất hiện lớp giả mạc màu trắng bao phủ ở miệng khe. Lớp giả mạc này sẽ lan rộng ra từ từ khiến mọc hạch sưng to, đau rát ở góc hàm và gây khó thở.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh này là do sự xâm nhập của trực khuẩn Klebs – Loeffler. Ngoài ra, bệnh còn gây ra các triệu chứng như rát họng, đau họng, đau đầu, khó nuốt, nuốt vướng, mệt mỏi, sốt cao…

Viêm họng mụn nước

Căn bệnh này là do các Virus bệnh Zona gồm Virus Hecpet gây nên. Người bị viêm họng mụn nước khi quan sát vòm họng sẽ thấy các mụn trắng nhiều như nốt lở loét. Đồng thời vùng hầu họng có màu đỏ rải rác. Các triệu chứng kèm theo của bệnh để nhận biết là nuốt đau, đau nhức tai, đau đầu, sốt cao, lạnh đột ngột.

Viêm họng hạt

Hình ảnh viêm họng hạt 

Viêm họng mãn tính quá phát chính là viêm họng hạt. Để nhận biết được dấu hiệu của bệnh này rất dễ dàng, có thể quan sát bằng mắt thường như:

– Niêm mạc họng dày cộm và đỏ rực, phía cạnh trụ sau của Amidan, lớp niêm mạc dày lên tạo thành trụ giả khiến người bệnh rất nhạy cảm ở họng và dễ gây nôn.

– Thành họng phía sau xuất hiện các nang Lympho, chúng dày đến mức hình thành các đám nề màu hồng hay đỏ rực lồi lên với nhiều kích thước khác nhau.

– Những hạt lớn nhỏ này xuất hiện đơn lẻ hoặc nối liền nhau thành dây màu đỏ

– Màn hầu và lưỡi gà cũng trở nên dày hơn, phần eo họng bị hẹp lại.

– Niêm mạc loa vòi Eustachi cũng trở nên quá sản khiến người bệnh bị ù tai

– Mép sau của thanh quản bị dày lên khiến người bệnh bị ho, khàn tiếng, xuất tiết nhiều.

Đây là một số dấu hiệu bị viêm họng hạt mãn tính điển hình, căn cứ vào đây để có thể phân biệt với các dạng viêm họng khác.

Nguồn: PyLoRa.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.