Lý Do Khiến Viêm Họng Chữa Mãi Không Khỏi

Chia sẻ

Viêm họng là bệnh lý mà bất kỳ ai cũng có cũng nguy cơ mắc phải. Đây là căn bệnh dễ chữa nhưng cũng có khả năng tái phát rất cao và biến chứng thành viêm họng kéo dài nếu không có biện pháp điều trị dứt điểm.

1. Lý do khiến viêm họng chữa mãi không khỏi

Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm phổ biến gây đau rát ở cổ họng, đặc biệt là khi ăn hoặc nuốt nước bọt. Ở người bệnh bình thường, viêm họng sẽ tự khỏi sau một tuần mà không để lại tổn thương hay di chứng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị viêm họng kéo dài, bệnh tái đi tái lại nhiều lần, gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống.

Không điều trị dứt điểm viêm họng cấp tính khiến viêm họng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe.

Do niên mạc họng yếu, sức đề kháng giảm nên dễ bị virus, vi khuẩn, nấm tấn công:

– Niên mạc họng rất dễ bị tổn thương dù chỉ tiếp xúc một chút với không khí ô nhiếm, khói bụi, thuốc lá, nước đá hay thời tiết thay đổi nhẹ…

– Khi đó virus, nấm hoặc vi khuẩn sẽ nhân cơ hội tấn công niêm mạc họng làm tái phát viêm họng gây ra hiện tượng họng sưng, viêm, ngứa, rát, khô, ho nhiều, khó nuốt. Một số trường hợp có thể bị tái phát ngay thể cấp tính gây sốt cao.

Đa số người bệnh hay dùng kháng sinh để điều trị, tuy bệnh có thuyên giảm nhưng lại tái phát rất nhanh do:

– Tự ý dùng thuốc không khám trực tiếp và theo sự chỉ dẫn của bác sĩ sẽ khiến bệnh viêm họng kéo dài không khỏi.

– Kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, không có tác dụng với nấm, virus.

– Lạm dụng kháng sinh (ngay cả trong trường hợp viêm họng do vi khuẩn) sẽ gây ra hiện tượng nhờn thuốc: Sử dụng kháng sinh cũ không đỡ hay phải dùng với liều cao hơn, thay loại kháng sinh nặng hơn mới đỡ khiến cơ thể mệt mỏi, giảm sức đề kháng trong khi niêm mạc họng còn yếu, chưa phục hồi hẳn nên bệnh tái phát nhanh hơn.

2. Dấu hiệu của viêm họng kéo dài

Biểu hiện của bệnh

Viêm họng kéo dài có biểu hiện gần giống như các bệnh liên quan tới đường hô hấp. Tuy nhiên, tùy vào nguyên nhân và thể trạng mỗi người có thể thấy các biểu hiện chủ yếu như sau:

– Luôn cảm thấy có dị vật trong cổ họng, nóng rát họng, đặt biệt là khi ngủ dậy.

– Ho kéo dài, nhất là khi thời tiết thay đổi, có thể ho khan hoặc ho có đờm.

– Họng sưng to, khi sờ có cảm giác có hạch dưới cằm.

– Người bị viêm họng kéo dài hay khạc nhổ vì có dịch đờm vướng cổ gây cảm giác khó chịu.

– Giọng bị khàn đi, thậm chí tắt tiếng vì có đờm vướng ở cổ.

– Các biểu hiện này thường lặp đi lặp lại và không có dấu hiệu thuyên giảm.

3. Viêm họng kéo dài có nguy hiểm không

Những bệnh do viêm họng ảnh hưởng

Người bệnh cho rằng bệnh viêm họng kéo dài không nguy hiểm và có thể tự khỏi. Nhưng thực tế, bệnh viêm họng kéo dài là do không điều trị từ giai đoạn viêm họng cấp. Nếu không chữa trị đúng cách sẽ gây ra các biến chứng khác ảnh hưởng tới người bệnh như:

– Viêm họng kéo dài sẽ gây nhiễm trùng vùng họng và các cơ quan gần đó như amidan, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa,…

– Nặng hơn sẽ biến chứng thành các bệnh suy tim, suy hô hấp, viêm cầu thận,…

– Đối với trẻ em bị viêm họng kéo dài sẽ gây ra tình trạng suy nhược cơ thể, sức đề kháng không đủ để chống lại các bệnh khác, trẻ chậm lớn, kém phát triển trí não.

Vì vậy, khi có dấu hiệu của bệnh, người bệnh nên kịp thời điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý uống thuốc làm tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.

4. Cách phòng ngừa bệnh viêm họng

– Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dễ gây tổn thương cho niêm mạc họng như khói bụi, nước đá, rượu bia,…

– Mùa hè tránh dùng điều hòa ở nhiệt độ thấp quá lâu. Mùa đông cần giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng họng.

– Uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm, giàu dinh dưỡng, hạn chế đồ cay nóng.

– Điều trị triệt để cấc bệnh lý viêm mũi, viêm xoang, viêm miệng, viêm tai…để tránh dịch chứa vi khuẩn, virus, nấm chảy xuống làm họng bị viêm liên tục.

– Vệ sinh sạch miệng, họng, mũi bằng nước muối sinh lý hằng ngày.

– Tránh lạm dụng kháng sinh làm tăng nguy cơ tái phát bệnh.

Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu viêm họng kéo dài làm ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày và gây khó chịu thì người bệnh nên đến bệnh viện, tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra phương án điều trị dứt điểm.

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.