Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Sỏi Bàng Quang Hiệu Quả

Chia sẻ

Theo thống kê, sỏi bàng quang chiếm tỷ lệ lên đến 26% trong số các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu, là bệnh lý phổ biến ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi. Sỏi có thể phát triển nhanh về kích thước và ẩn chứa nhiều biến chứng gây nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Những nguyên nhân chính gây ra sỏi bàng quang

Bàng quang cấu tạo bởi các cơ trơn, có hệ thống thần kinh điều kiển để thực hiện chức năng đào thải nước tiểu ra ngoài. Có nhiều nguyên nhân gây ra sỏi bàng quang, trong đó các nguyên nhân chủ yếu vẫn là:

– Phì đại tuyến tiền liệt: Những bệnh nhân mắc phì đại tuyến tiền liệt là những người dễ mắc phải sỏi bàng quang. Tuyến tuyền liệt phì đại chèn ép niệu đạo, khiến nước tiểu không thể thoát hết ra ngoài, gây ứ đọng tạo ra sỏi ở bàng quang.

– Sỏi từ hệ tiết niệu: Có nhiều trường hợp bệnh nhân mắc sỏi bàng quang vì sỏi thận, sỏi niệu quản có kích thước nhỏ di chuyển xuống bàng quang. Khi sỏi hệ tiết niệu rơi xuống bàng quang sẽ gây ra tình trạng cọ xát vào niêm mạc bàng quang gây viêm, chảy máu, nhiễm khuẩn, lâu dần gây nên viêm bàng quang. Ngoài ra, rò vàng quang cũng là một trong những biến chứng thường gặp khi sỏi thận rơi xuống bàng quang.

– Sa bàng quang ở nữ: Sa bàng quang là bệnh nhiều phụ nữ mắc phải sau khi sinh, nhất là những phụ nữ mang thai nhiều lần và sinh thường. Thành bàng quang yếu sẽ sa xuống âm đạo khiến nước tiểu không thể ra khỏi bàng quang, tích tụ lâu ngày tạo thành sỏi.

– Bàng quang bị tổn thương: khi bàng quang có u hoặc bị viêm, các dây thần kinh điều khiển bàng quang sẽ gặp vấn đề nên hoạt động đào thải nước tiểu kém, gây tích tụ nước tiểu ở bàng quang.

– Ăn uống, sinh hoạt không hợp lý: chế độ ăn uống cũng là một trong nhiều nguyên nhân gây nên sỏi bàng quang. Những người lười vận động, uống quá ít nước, ăn uống quá nhiều thực phẩm chứa chất khoáng, canxi… sẽ có nguy cơ cao mắc phải sỏi bàng quang.

– Các loại thuốc điều trị: một số loại thuốc trị bệnh sẽ gây ra tình trạng kết tủa, lắng đọng tạo sỏi.

– Các thiết bị y tế: Các thiết bị tránh thai, ống thông tiểu… đặt trong bàng quang cũng trở thành 1 trong nhiều nguyên nhân gây ra sỏi bàng quang.

Ăn uống không hợp lý là 1 trong số những nguyên nhân dẫn đến sỏi bàng quang

Ngoài ra, một số người cũng dễ bị sỏi bàng quang khi làm các công việc hạn chế đi lại, thường xuyên nhịn tiểu như lái xe đường dài, công nhân viên chức… hoặc những người bị tai biến mạch máu não, bại liệt… không thể chủ động trong việc tiểu tiện. 

Các phương pháp điều trị sỏi bàng quang

Khi mới bắt đầu bị sỏi bàng quang, nhiều người bệnh sẽ không cảm nhận được vì sỏi còn nhỏ không có biểu hiện rõ ràng. Các triệu chứng ban đầu của sỏi bàng quang như tiểu rắt, đau bụng dưới, đau buốt khi đi tiểu… rất dễ nhầm lẫn với bệnh u xơ tuyến tiền liệt hoặc u bàng quang.

Chính vì vậy, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị chuẩn xác, khi kích thước sỏi lớn sẽ gây chèn ép, bít tắc cổ bàng quang gây đau, rò bàng quang hoặc gây nên các biến chứng cực kỳ nguy hiểm như viêm thận hoặc suy thận. Đây đều là các biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không phát hiện và điều trị sớm.

Điều trị bằng phương pháp tán sỏi

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị sỏi bàng quang và tuỳ theo kích thước sỏi và tình hình bệnh lý của bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Nếu sỏi bàng quang có kích thước nhỏ, người bệnh sẽ chỉ cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh để loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể qua đường bài tiết. 

Trong trường hợp sỏi bàng quang có kích thước lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh, bác sĩ sẽ cho bênh nhân điều trị theo các thủ thuật:

– Sử dụng thuốc: bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc để trị sỏi bàng quang, các loại thuốc thường được kê là thuốc giảm đau, các loại thuốc chống viêm và giãn cơ trơn để sỏi có thể dễ dàng bị đẩy ra ngoài theo đường nước tiểu.

– Tán sỏi: Đây là biên pháp trị sỏi bàng quang được sử dụng rộng rãi tại nhiều bệnh viện. Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi niệu đạo để nhìn thấy sỏi và phá vỡ chúng bằng cách bắn tia laser hoặc sử dụng sóng âm thanh.

– Phẫu thuật: cách trị sỏi bàng quang với kích thước lớn (>3mm) hoặc sỏi bàng quang đi kèm u xơ tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo… hiệu quả nhất là tiến hành phẫu thuật bàng quang để lấy sỏi.

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc được sử dụng để trị sỏi bàng quang như lá ngò gai, lá ngổ, dứa,… Tuy nhiên, những bài thuốc này chỉ được áp dụng với các trường hợp sỏi còn nhỏ, không gây đau đớn và cản trở quá nhiều trong cuộc sống của bệnh nhân.

Bên cạnh các phương pháp trị sỏi bàng quang thông thường, các chuyên gia cũng khuyến khích người bệnh sử dụng các dược thảo từ thiên nhiên như PyLoBlad với 100% thành phần từ thiên nhiên đến từ Mỹ, giúp hỗ trợ quá trình chữa trị sỏi bàng quang qua đường tiết niệu, cải thiện và chấm dứt các triệu chứng của bệnh sỏi bàng quang một cách nhanh chóng.

Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Sỏi Bàng Quang Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoBlad Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.