Nhãn cầu là gì? Bộ phận này của mắt cực kỳ quan trọng và gần như quyết định đến thị lực của mắt. Bởi thế nếu như bạn còn tò mò về nhãn cầu, hãy cùng tìm hiểu về bộ phận này cũng như hiểu hơn về cấu tạo của mắt mình. Cùng Pylora khám phá về nhãn cầu dưới đây nào.
1. Nhãn cầu là gì?
Nhãn cầu là nằm trong hốc mắt có hình cầu bao gồm toàn bộ thụ thể cảm giác của mắt. Nó bao gồm nhiều bộ phận và gần như đây là cấu tạo của mắt.
Nhãn cầu
Xem thêm: biểu mô giác mạc là gì
2. Cấu tạo của nhãn cầu
Nhãn cầu được chia thành 3 bộ phận chính bao gồm: Vỏ bọc nhãn cầu, bộ phận giữa nhãn cầu và bộ phận trong cùng của nhãn cầu. Cụ thể:
Vỏ bọc nhãn cầu
Vỏ bọc của nhãn cầu sẽ bao gồm những bộ phận sau đây:
- Giác mạc: Giác mạc nằm ở 1/5 không gian phía trước tức là phần đầu tiên của mắt bạn thấy trước lòng đen. Phần này có tác dụng như 1 thấu kính hội tụ.
- Củng mạc: Bộ phận này nằm ở 4/5 phía sau, gọi là lòng trắng, đây là 1 mô xơ rất dai có màu trắng. Bên trong củng mạc là 1 hệ thống mao mạch, có tế bào hắc tố để giúp tạo cho mắt 1 buồng kín và tối.
- Trong cùng là 1 màng tế bào thần kinh giúp cảm nhận ánh sáng cũng như chuyển hóa các thông tin của ánh sáng qua hệ thống về thần kinh và tập trung thành dây thần kinh thị giác và truyền lên não bộ.
Bộ phận giữa nhãn cầu
- Màng mạch hay còn gọi là màng bồ đào gồm 3 phần mống mắt, thể mi và hắc mạc. Trong đó thể mi và mống mắt được gọi là màng bồ đào trước và hắc mạc là màng bồ đào sau. Chức năng là nuôi dưỡng nhãn cầu, điều hõa nhãn áp.
- Mống mắt: Ở giữa mống mắt có 1 lỗ thủng và gọi là đồng tử hay con ngươi.
- Thể mi: Đây là phần nhô lên của màng bồ đào và nằm giữa mống mắt, hắc mạc. Nhiệm vụ điều tiết để mắt nhìn rõ hơn vật ở gần, tiết thủy dịch.
- Hắc mạc: Đây là màng liên kết giữa củng mạc, võng mạc. Hắc mạc tập trung nhiều mạch máu và có những sắc tố đen để nuôi dưỡng nhãn cầu, biến lòng nhãn cầu trở thành buồng tối để hình ảnh hiện rõ trên võng mạc.
- Tiền phòng: Đây là chỗ hõm giữa giác mạc và mống mắt, chứa đầy dịch
- Hậu phòng: Chỗ hõm đóng kín quanh ở phía sau mống mắt và khu vực thắt ngang thủy tinh thể cũng chứa đầy dịch.
Bộ phận trong cùng của nhãn cầu
Bộ phận trong cùng của nhãn cầu chính là võng mạc. Đây còn gọi là màng thần kinh và nằm trong lòng của màng bồ đào và ở phía sau của khối tinh thể mắt. Đây là nơi tiếp nhận các kích thích ánh sáng từ ngoại cảnh và truyền về trung khu phân tích thị giác ở khu vực vỏ não. Võng mạc gồm hoàng điểm hay là điểm vàng và các tế bào võng mạc.
Trên đây chính là toàn bộ cấu tạo và những chức năng của nhãn cầu hay nói cách khác là mắt người. Nhãn cầu chính là mắt người, là một máy ảnh nhưng tinh vi vô cùng.
3. Chức năng của nhãn cầu
Nhãn cầu gần như chứa toàn bộ các chức năng của mắt vì gồm các bộ phận cấu thành lên mắt. Vì thế chức năng của nhãn cầu chính là nhìn thấy hình ảnh, sự vật rõ nét qua hệ thống dây thần kinh thị giác.
4. Các bệnh thường gặp ở nhãn cầu
Có khá nhiều những bệnh thường gặp về nhãn cầu tùy theo mức độ mà dẫn đến những ảnh hưởng khác nhau. Nặng nhất là mù lòa và có thể dẫn tới tử vong. Vì thế bạn cần hết sức cảnh giác để bảo vệ mắt. Một số bệnh thường gặp ở nhãn cầu là:
- Thoái hóa điểm vàng
- Đục thủy tinh thể
- Đau mắt đỏ
- Viêm màng bồ đào
- Tăng nhãn áp
- Giác mạc hình nón
- Lẹo mắt
- Viêm loét giác mạc
- Tật khúc xạ
- Dị ứng mắt
Thoái hóa điểm vàng
Khá nhiều bệnh về mắt khác nhau và bạn cần phải chú ý để phòng tránh bảo vệ đôi mắt của mình. Vậy làm thế nào để mắt khỏe?
Xem thêm: Điều trị khô mắt hiệu quả nhờ bộ đôi dược thảo PyLoAn từ Mỹ
4. Những điều cần lưu ý để mắt luôn khỏe
Để mắt luôn khỏe bạn hãy chú ý đến những điều sau đây:
Bổ sung Vitamin A tốt cho mắt
- Đảm bảo chế độ sinh hoạt điều độ, ngủ sớm, tránh thức khuya, ngủ đủ từ 8 – 10 tiếng/ngày.
- Hạn chế nhìn quá lâu vào máy tính, các thiết bị công nghệ, điện tử.
- Bổ sung các chất chống oxy hóa, các loại rau, củ, quả có màu đỏ.
- Kiểm tra định kỳ cho mắt 1 năm/lần
- Chú ý bảo vệ mắt khi ra ngoài nắng, gió bằng cách đeo kính râm, đội mũ rộng vành.
- Thông tin liên hệ:
Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PyLoRa
Địa Chỉ: Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM
Hotline: 0909 748 517 – 0962 158 661
Email: info@PyLoRa.comXem Thêm : Thảo Dược Bôi Trơn Đôi Mắt
Nguồn: PyLoAn.org