Những Thực Phẩm Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Viêm Họng

Chia sẻ

Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn có thể phối hợp với một số biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng tại nhà nhằm cải thiện triệu chứng đau họng, ho khan, ho có đờm, khàn tiếng và nghẹn vướng khi nhai nuốt. Áp dụng đồng thời giữa các phương pháp này với sử dụng thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng, kiểm soát tiến triển của bệnh và rút ngắn thời gian điều trị.

Viêm họng là một trong những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên thường gặp nhất. Bệnh xảy ra do virus và vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc, gây sưng viêm và đau nhức. Bên cạnh đó viêm họng cũng có thể xảy ra do dị ứng với phấn hoa, nấm mốc hoặc do thời tiết thay đổi đột ngột.

Viêm họng kéo dài không chỉ khiến cổ họng sưng đau, ngứa và khó chịu mà còn kích thích sản sinh dịch tiết hô hấp, gây ho có đờm, nghẹn vướng cổ họng, mệt mỏi, khàn giọng, mất tiếng,… Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh với một số phương pháp sau đây sau đây:

1. Súc miệng với nước muối ấm giảm đau họng

Xúc miệng với nước muối ấm

 Cứ khoảng 3 giờ nên súc họng một lần để ức chế vi khuẩn, virus có hại, loại bỏ dị nguyên, làm dịu niêm mạc và cải thiện tình trạng sưng đau cổ họng. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ.

2. Trà mật ong và chanh giúp cải thiện viêm họng

– Mật Ong: Chứa nhiều chất chống Oxy hóa và Axit Amin có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, kháng khuẩn, chống viêm và làm dịu cổ họng

– Chanh chứa hàm lượng Vitamin C và khoáng chất dồi dào, giúp làm loãng dịch đờm, cải thiện hệ miễn dịch và giảm cơn ho nhanh chóng.

Tuy nhiên, không nên uống nước trà 30 phút sau khi ăn các thức ăn giàu sắt và đạm như thịt bò.  

3. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ 

Chúng ta cần vệ sinh răng, miệng, họng bằng cách đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng và thay bàn chải định kỳ. Đặc biệt, khi mắc các bệnh về răng, miệng, xoang, mũi… người bệnh cần phải vệ sinh sạch sẽ để mầm bệnh không tồn tại và lây lan vào vùng họng hầu. Bên cạnh đó, vệ sinh răng miệng, họng hầu còn giúp khai thông đường thở, làm cho đường thở thông thoáng, nhẹ nhàng hơn.

4. Củ tỏi

Tỏi chứa hợp chất được gọi là Allicin có tác dụng kháng khuẩn, làm lành các tổn thương bên trong cổ họng. Và theo y học cổ truyền, tỏi có vị cay, tính ấm, có tác dụng giải độc, sát trùng, ấm tỳ vị.

Vì thế, bạn nên cố gắng ăn nhiều tỏi để sớm khỏi viêm họng. Người bệnh có thể ăn củ tỏi trực tiếp hoặc dùng để chế biến các món ăn giúp kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân không được tỏi quá nhiều vì nguyên liệu này nóng nên rất dễ gây tổn thương ở dạ dày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tỏi ngâm mật ong, tỏi ngâm rượu cũng giúp cho bệnh tình thuyên giảm.

5. Chanh ngâm đường phèn

Quả chanh

Lượng Axit dồi dào trong chanh sẽ giúp kiểm soát tình trạng viêm loét, đau rát do bệnh viêm họng gây ra. Đường phèn có tác dụng giảm viêm, sưng, trị đau rát cổ họng.

Bệnh nhân có thể sử dụng chanh tươi cắt thành từng lát và ngâm chung với đường phèn. Bạn ngậm hỗn hợp này trong khoảng 15 – 20 phút để có thể kiểm soát bệnh viêm họng của mình.

6. Uống nước cam

Cam tươi có chứa rất nhiều thành phần vitamin C. Thành phần này có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy, khó chịu ở vùng cổ họng. Người bệnh có thể sử dụng nước cam để uống hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và làm dịu vùng cổ họng.

7. Củ gừng

Củ Gừng

Nguyên liệu này có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Những bệnh nhân mắc bệnh viêm họng có thể sử dụng củ gừng để hỗ trợ điều trị bệnh cho bản thân mình. 

 8. Ngậm viên giảm đau họng

Ngậm viên giảm viêm họng giúp kích thích sự tăng tiết nước bọt. Do đó cổ họng và miệng bạn luôn được giữ ẩm. Hơn nữa, phần lớn viên giảm viêm họng chứa Vitamin C, Pectin và kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn.

9. Uống nhiều nước

Cổ họng bị sưng đau thường đi kèm với tình trạng nóng rát, khô miệng và khó chịu. Để làm giảm các triệu chứng này, bạn nên tăng cường uống nước trong thời gian điều trị.

Uống nhiều nước giúp cân bằng điện giải, bù lượng chất lỏng thất thoát do hiện tượng nhiễm trùng và làm loãng dịch tiết hô hấp. Bên cạnh đó, cung cấp đủ nước cho cơ thể còn cải thiện tình trạng ho khan, ho có đờm, đồng thời nâng cao thể trạng và sức đề kháng.

10. Xông hơi với dầu khuynh diệp

Dầu khuynh diệp là tinh dầu được chiết xuất từ cây bạch đàn, thường được sử dụng để chữa các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp, da liễu và hệ tiêu hóa. Nếu viêm họng gây nghẹt mũi, thở khò khè và ho nhiều, bạn có thể xông hơi với dầu khuynh diệp để làm thông thoáng đường thở và tiêu chất nhầy ứ trong hốc mũi.

Bên cạnh đó, tinh dầu khuynh diệp còn chứa thành phần kháng sinh giúp ức chế VRS – Virus gây ra bệnh cảm lạnh, cảm cúm và viêm họng.

LƯU Ý:

Những biện pháp hỗ trợ

Các mẹo chữa viêm họng tại nhà có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa nhiễm trùng ở họng lây lan rộng. Tuy nhiên để điều trị bệnh dứt điểm bạn nên kết hợp với việc dùng thuốc và cần chú ý những thông tin sau:

– Trong thời gian bị viêm họng, bạn nên tránh sử dụng đồ uống lạnh, rượu bia và thức uống có cồn

– Trong quá trình áp dụng các mẹo chữa viêm họng mãn tính tại nhà người bệnh cũng nên kết hợp điều trị bệnh viêm họng mãn tính bằng thuốc. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

– Cần lựa chọn những nguyên liệu sạch khi sử dụng để tránh nhiễm độc từ các hóa chất bảo quản độc hại

– Các phương pháp trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý và không có tác dụng điều trị dứt điểm nên bệnh có thể tái phát trở lại trong tương lai.

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.