Thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp là hai căn bệnh phổ biến, thường gặp ở những người lớn tuổi nhưng trong vài năm gần đây lại phát triển ở giới trẻ. Sau đây PyLoRa sẽ phân biệt thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp để giúp bạn có cái nhìn chính xác và điều trị đúng cách.
1. Thoái hóa khớp
Do tổn thương của sụn khớp đã bị bào mòn khiến hai đầu xương va chạm vào nhau và hình thành các gai. Thường xảy ra ở vị trí chịu trọng lượng của cơ thể nhiều như khớp gối, cột sống lưng, cổ và háng.
Bệnh lý này hay gặp ở những trường hợp bị béo phì (gây áp lực lên cột sống), Stress (căng thẳng thần kinh cũng làm ảnh hưởng đến cột sống), chấn thương, tính chất công việc phải khuân vác nặng, di truyền (do cấu tạo xương khớp giống nhau)…
Biểu hiện đau nhức tại khớp, cứng khớp (vào buổi sáng khoảng 1 – 2 giờ).
2. Viêm khớp dạng thấp
Là căn bệnh tự miễn, nghĩa là hệ thống miễn dịch cơ thể tấn công vào các mô, khớp xương. Tình trạng viêm xảy ra ở màng hoạt dịch khớp, sau đó tổn thương phần sụn, xương dưới sụn, cơ, gân, dây chằng. Xuất hiện những khớp mang tính chất đối xứng như bàn tay, đầu gối, chân và mắt cá chân, khuỷu tay…
Viêm khớp dạng thấp cũng thường gặp ở những người bị béo phì, tính chất công việc, di truyền, lớn tuổi,…
Biểu hiện sưng đau tại khớp, để lâu sẽ bị cứng khớp, teo cơ, dính khớp, tràn màng dịch, biến dạng khớp
Bạn nên đi thăm khám sớm khi phát hiện mình có những biểu hiện bất thường ở các khớp xương như sưng đau, nóng đỏ, teo cơ,…
>> Xem thêm: Phục Hồi Viêm Khớp Dạng Thấp – Đánh Bật Cơn Đau Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoRap Từ Mỹ
Nguồn: PyLoRa.com