Phân Biệt Viêm Họng Do Virus Và Viêm Họng Do Vi Khuẩn

Chia sẻ

Viêm họng có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Để có phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả, chúng ta cần nắm rõ tính chất của từng loại viêm họng. Có như vậy, việc viêm nhiễm không những được chữa khỏi mà còn tránh được tình trạng tái viêm nhiễm. Sau đây là cách phân biệt giữa viêm họng do nguyên nhân nào gây ra, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Để điều trị hiệu quả cần biết tính chất của từng loại viêm

Viêm họng do vi rút:

Viêm họng do virus chiếm tới 80% các trường hợp viêm họng. Các virus gây viêm họng chủ yếu là Influenza virus, Rhino virus và Adeno virus. Viêm họng do virus thường nằm trong trường hợp bệnh nhân bị cảm, cúm.

Viêm họng do virus thường tự thuyên giảm và cải thiện sau vài ngày

Các triệu chứng thường thấy của viêm họng do virus là đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, khàn giọng, đỏ hoặc chảy nước mắt,… Ngoài ra người bệnh có thể bị sốt nhẹ.

Viêm họng do vi khuẩn

Trong trường hợp vi khuẩn là tác nhân gây bệnh, liên cầu khuẩn tán huyết β nhóm A (Streptococcus) là tác nhân thường gặp nhất. Dạng viêm họng này nặng hơn so với viêm họng do vi rút vì có thể gây ra biến chứng nguy hiểm trên tim, khớp và thận. Viêm họng do vi khuẩn thường gặp nhất trong độ tuổi từ 5 đến 15, nhưng nó cũng ảnh hưởng đến mọi người thuộc mọi lứa tuổi.

Viêm họng do vi khuẩn gây ra các biến chứng nặng hơn virus

Các triệu chứng của viêm họng do vi khuẩn bao gồm cổ họng bị sưng đau, nuốt nước miếng rất khó khăn, amiđan bị đỏ và có đốm trắng, người bệnh thường sốt cao hoặc sưng đau hạch ở phía trước cổ. Ở trẻ nhỏ, có trường hợp còn bị đau bụng và nôn mửa.

Các phương pháp điều trị viêm họng phổ biến hiện nay:

Dùng kháng sinh:

Người Việt Nam chúng ta thường có thói quen uống thuốc kháng sinh để điều trị bệnh viêm họng mà quên rằng kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt vi rút. Trong khi đó, hầu hết các trường hợp viêm họng đều do vi rút gây ra vì thế việc sử dụng kháng sinh là không hiệu quả, chưa kể đến việc sử dụng nhiều kháng sinh sẽ gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.

Triệu chứng của viêm họng do vi rút thường tự thuyên giảm và cải thiện sau vài ngày. Chỉ có viêm họng do nhiễm vi khuẩn, như viêm họng do khuẩn Streptococcus mới cần kháng sinh để giải quyết nhiễm trùng. Lúc này, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị thích hợp.

Súc họng bằng nước muối

Đây là một phương pháp truyền thống rất quen thuộc với hầu hết người Việt Nam và cũng rất hiệu quả trong việc phòng ngừa viêm họng. Tuy nhiên, khi bị viêm họng, nhiều người bệnh thường có thói quen chỉ dùng nước muối để súc miệng, họng mà quên rằng nước muối chỉ có khả năng làm sạch vùng miệng gồm răng, lưỡi, lợi và niêm mạc họng bằng cách làm loãng dịch viêm và giúp chúng trôi đi chứ không có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus gây viêm họng.

Nước muối chỉ có tác dụng làm sạch niêm mạc họng

Bên cạnh đó, chúng ta cần lưu ý nước muối dùng để súc họng phải là nước muối sinh lý (bán tại các nhà thuốc) vì nước muối pha quá loãng sẽ không đạt hiệu quả làm sạch. Ngược lại, nước muối bị pha quá đặc sẽ gây rát và khô họng khi súc vì muối sẽ hút nước ra khỏi tế bào, làm khô và tổn thương niêm mạc họng. Trong khi đó, nước súc họng có tính sát khuẩn lại là một phương pháp điều trị viêm họng tại chỗ do thuốc được đưa trực tiếp đến vùng bị viêm để diệt vi sinh vật gây bệnh, tránh bệnh tiến triển nặng thêm.

Thêm nữa, chúng ta cần lưu ý, việc súc miệng khác với việc súc họng. Súc họng là động tác ngửa mặt lên, cho chất lỏng ở lại tại vùng họng, ép hơi từ phổi lên tạo ra tiếng khò khò khoảng 30 giây đến 2 phút để dung dịch có thể lan về phía sau của cổ họng xa hết mức có thể.

Dùng viên ngậm:

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều có rất nhiều thương hiệu viên ngậm giảm đau họng từ thành phần tự nhiên không cần toa bác sĩ như như tinh dầu bạc hà, gừng, chanh, mật ong… cho đến các sản phẩm viêm ngậm giảm đau họng tức thì cần toa bác sĩ như chứa thành phần Anasthetics và các thuốc giảm đau chống viêm. Khi sử dụng, các viên ngậm sẽ được hòa tan trong miệng từ từ để bôi trơn cổ họng và ngăn chặn sự kích thích.

Một điều cần lưu ý là các viên ngậm có thành phần tự nhiên không cần toa bác sĩ chỉ có tác dụng làm dịu cảm giác đau họng chứ không diệt được các tác nhân chính gây viêm họng như virus.

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.