Có Cần Điều Trị Huyết Áp Thấp Ở Phụ Nữ Mang Thai Không?

Chia sẻ

Phụ nữ khi mang thai thường bị huyết áp thấp, vậy có cần điều trị không? Đó là câu hỏi mà nhiều người thường thắc mắc.

1. Tại sao khi mang thai huyết áp thường giảm?

Khi mang thai, nhất là thai 3 tháng giữa, Hormone thai nghén Progesteron sẽ làm giãn thành mạch máu khiến huyết áp tụt giảm. Hơn nữa, khi mang thai do ốm nghén không ăn uống được dẫn tới thiếu nước nên huyết áp càng thấp.

2. Cách điều trị như thế nào?

Huyết áp thấp là hiện tượng thường xảy ra đối với phụ nữ mang thai. Vì vậy chỉ cần can thiệp khi huyết áp tụt quá mạnh so với bình thường. 

Biện pháp khắc phục huyết áp thấp còn tùy thuộc vào nguy cơ sức khỏe của từng thai phụ. Việc đầu tiên là cần cung cấp đủ 1,5 – 2 lít nước/ngày. Lượng nước đưa vào cơ thể sẽ giúp tăng cường vận chuyển máu vào bào thai.

Hạn chế các nguy hại do huyết áp thấp gây ra:

– Thay đổi tư thế nằm: Nên nằm nghiêng về một bên thay vì nằm ngửa. Nằm nghiêng sẽ khiến dây thần kinh hông và vùng lưng dưới không bị đau.

– Nếu bị chóng mặt, nên nhanh chóng ngồi xuống cho đến khi ngừng cảm giác hoa mắt.

– Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là nước lọc.

– Duy trì chế độ luyện tập thường xuyên có tác dụng giữ huyết áp ổn định.

Ngoài ra, cần ăn uống đủ chất để mẹ khỏe và thai không bị suy dinh dưỡng, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

>>XEM THÊM: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Huyết Áp Thấp Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoLo Từ Mỹ

Nguồn : PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.