7 Giai Đoạn Của Bệnh Alzheimer

Chia sẻ

Bệnh Alzheimer’s cũng giống như đa phần các bệnh khác, đều trở nên trầm trọng hơn theo thời gian. Các chuyên gia sử dụng thuật ngữ “giai đoạn” để mô tả mức độ biến chuyển về năng lực của người bệnh so với chức năng thông thường khi bệnh Alzheimer tiến triển. Hôm nay ta sẽ cùng tìm hiểu về 7 giai đoạn của bệnh Alzheimer.

Giai đoạn 1: Không có biểu hiện suy yếu (chức năng bình thường)

Người bệnh khỏe mạnh, không gặp vấn đề gì về trí nhớ và không có biểu hiện rõ ràng nào khi được chuyên gia y tế thăm khám.

Giai đoạn 2: Sự suy giảm nhận thức rất nhẹ (có thể là sự thay đổi bình thường theo tuổi tác hoặc là dấu hiệu sớm nhất của bệnh Alzheimer)

Người bệnh có thể cảm thấy trí nhớ của họ bị giảm sút, đặc biệt là họ hay quên các từ ngữ hoặc tên gọi quen thuộc, quên vị trí để chìa khóa, mắt kính hoặc các vật dụng thường ngày khác. Nhưng các vấn đề này không biểu hiện rõ khi được thăm khám hoặc không biểu hiện trước mặt bạn bè, gia đình hay đồng nghiệp.

Giai đoạn 3: Sự suy giảm nhận thức nhẹ

Bệnh Alzheimer giai đoạn đầu có thể được chẩn đoán trong một vài người, nhưng không phải tất cả, trường hợp có biểu hiện các triệu chứng này. Bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp bắt đầu nhận ra sự bất thường. Vấn đề về trí nhớ hoặc sự tập trung có thể đo lường được qua xét nghiệm lâm sàng hoặc biểu hiện rõ khi được bác sĩ thăm khám cụ thể. Những khó khăn phổ biến bao gồm:

  • Gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tên hoặc từ ngữ, nghiêm trọng đủ để gia đình hoặc người thân chú ý
  • Giảm khả năng nhớ tên khi được giới thiệu với người mới
  • Thiếu hiệu quả trong môi trường làm việc hoặc xã hội, nghiêm trọng đủ để gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp chú ý
  • Đọc một đoạn văn và ghi nhớ được ít dữ liệu
  • Làm mất hoặc thất lạc một vật có giá trị
  • Giảm khả năng lên kế hoạch hoặc tổ chức

Giai đoạn 4: Sự suy giảm nhận thức vừa phải (giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer)

Ở giai đoạn này, một cuộc thăm khám sức khỏe chu đáo sẽ phát hiện được những thiếu sót rõ ràng như sau:

  • Giảm khả năng hiểu biết về các việc gần đây hay những sự kiện hiện nay
  • Giảm khả năng thực hiện các phép tính đòi hỏi tư duy – ví dụ, đếm ngược từ 100 trong 7 giây
  • Giảm khả năng thực hiện các công việc phức tạp, như tiếp thị, lên kế hoạch ăn tối cho khách hàng hay thanh toán hóa đơn và quản lý tài chánh
  • Không nhớ rõ về tiểu sử cá nhân
  • Người bệnh có thể tỏ ra thờ ơ và lãnh đạm, đặc biệt trong bối cảnh đòi hỏi phải giao tiếp và tư duy

Giai đoạn 5: Sự suy giảm nhận thức tương đối nghiêm trọng (giai đoạn giữa của bệnh Alzheimer)

Các khoảng trống lớn trong trí nhớ và suy giảm chức năng nhận thức bắt đầu xuất hiện. Người bệnh cần được giúp đỡ trong các hoạt động thường ngày. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể:

  • Khi khám sức khỏe, người bệnh không thể nhớ lại các chi tiết rất quan trọng như địa chỉ hiện tại, số điện thoại cá nhân, tên trường đại học hay trung học mà họ tốt nghiệp
  • Nhầm lẫn về nơi họ đang sinh sống hoặc về thứ, ngày trong tuần, mùa
  • Gặp khó khăn với các phép tính tư duy ít thử thách hơn; ví dụ như đếm ngược từ 40 trong 4 giây hoặc từ 20 trong 2 giây
  • Cần được giúp đỡ trong việc chọn quần áo thích hợp theo mùa hoặc sự kiện
  • Thường vẫn nhớ được các thông tin quan trọng về bản thân và biết tên mình cũng như tên của chồng/vợ hay con cái
  • Thường không cần sự giúp đỡ khi ăn hoặc sử dụng nhà vệ sinh

Giai đoạn 6: Sự suy giảm nhận thức nghiêm trọng (giai đoạn giữa, tương đối nghiêm trọng của bệnh Alzheimer)

Các khó khăn về trí nhớ tiếp tục trở nên nghiêm trọng hơn, sự thay đổi lớn về tính cách có thể xuất hiện và người bệnh cần giúp đỡ nhiều hơn trong các hoạt động quen thuộc hàng ngày. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể:

  • Mất hoàn toàn ý thức về các hoạt động và sự kiện gần đây cũng như về môi trường xung quanh của họ
  • Không nhớ hết được tiểu sử bản thân, mặc dù nhìn chung họ vẫn nhớ tên mình
  • Thỉnh thoảng quên tên vợ/chồng hoặc người chăm sóc chính, nhưng nhìn chung, họ có thể phân biệt được người lạ và người quen
  • Cần giúp đỡ để mặc đồ đúng cách; khi không được giám sát, họ có thể mắc các lỗi như mặc chồng đồ ngủ bên ngoài quần áo ban ngày hoặc mang giày nhầm chân
  • Rối loạn chu kì thức/ngủ bình thường
  • Cần giúp đỡ khi đi vệ sinh (xả nước toilet, lau chùi và sử dụng giấy vệ sinh đúng cách)
  • Ngày càng gia tăng tình trạng tiêu tiểu không tự chủ
  • Tính cách thay đổi đáng kể và xuất hiện các triệu chứng về hành vi, bao gồm đa nghi và ảo tưởng (ví dụ, tin rằng người chăm sóc là kẻ lừa đảo); ảo giác (nhìn thấy hoặc nghe thấy những điều không có thật); hoặc các hành động lặp đi lặp lại mang tính thôi thúc như vò đầu bứt tai hay xé vụn giấy
  • Có khuynh hướng đi lang thang và bị lạc

Ở những giai đoạn sau cùng, bệnh nhân có thể quên đi những điều đơn giản và gần gũi nhất

Giai đoạn 7: Sự suy giảm nhận thức rất nghiêm trọng (giai đoạn cuối, nghiêm trọng của bệnh Alzheimer)

Đây là giai đoạn cuối của bệnh, lúc này người bệnh mất khả năng phản ứng với môi trường xung quanh, không thể tham gia trò chuyện và cuối cùng là không thể kiểm soát cử động. Họ vẫn có thể nói được các từ hoặc cụm từ.

Người bệnh ở giai đoạn này cần sự giúp đỡ trong rất nhiều hoạt động hàng ngày, bao gồm cả ăn uống và sử dụng nhà vệ sinh. Họ cũng có thể mất khả năng mỉm cười, tự ngồi xuống và ngẩng cao đầu. Các phản xạ trở nên bất thường. Cơ bắp dần dần cứng lại. Việc nuốt thức ăn ngày càng khó khăn.

>> Xem thêm: Khống Chế Alzheimer Để Có Một Trí Nhớ Tốt Với Bộ Ba Thảo Dược PyLoMy Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.