Phương Pháp Hỗ Trợ Điều Trị Viêm Đường Tiết Niệu Tại Nhà

Chia sẻ

Bên cạnh việc điều trị viêm đường tiết niệu bởi bộ đôi Pylogy của chúng tôi, bạn nên áp dụng những thực phẩm đơn giản hỗ trợ điều trị tại nhà thích hợp để tăng hiệu quả nhé! 

Đường niệu đạo

Cùng điểm lại vài biểu hiện của bệnh viêm đường tiết niệu

  • Đối với nữ giới: Đau tức bụng dưới, thường có cảm giác buồn tiểu. Có hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có màu đục và có mùi khai nồng. Một số trường hợp có thể xuất hiện tình trạng tiểu đêm, đau dữ dội ở vùng thắt lưng,…
  • Đối với nam giới: Buồn tiểu, đi tiểu liên tục, mỗi lần đi lượng nước tiểu rất ít. Xuất hiện tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có màu đục, có dịch tiết bất thường ở đầu dương vật. Có thể kèm theo đau, nóng rát vùng bụng dưới, đau lưng…
  • Đối với trẻ em: Đau bụng, nóng sốt, bỏ ăn, sờ vào bụng thấy trẻ khóc to hơn. Xuất hiện các dạng bệnh viêm thận, nhiễm khuẩn niệu, viêm bàng quang.

Những thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm tiết niệu tại nhà

1. Tỏi

Tỏi có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị viêm tiết niệu

Ngoài công dụng làm gia vị món ăn thì tỏi còn được xem là một vị thuốc trong việc điều trị viêm nhiễm hiệu quả. Trong thành phần của tỏi chứa nhiều kháng sinh allicin, giàu glycogen, fitonxit có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm nhiễm, sát trùng tốt. Bên cạnh đó tỏi cũng chứa nhiều vitamin A, B, C,… và các khoáng chất cần thiết như iot, canxi, magie,…

Cách sử dụng:

  • Ăn 3 – 4 tép tỏi sống trong vài ngày sẽ giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả.
  • Trước khi sử dụng tỏi, nên thái lát mỏng để ngoài không khí 15 phút để các kháng sinh trong tỏi có thể kết hợp với oxy ngoài không khí tạo thành chất chữa bệnh, đặc biệt là chống ung thư.

2. Giấm táo

“Thuốc kháng sinh tự nhiên” 

Giấm táo chứa nhiều enzyme, Kali và các khoáng chất có tác dụng tốt cho việc điều trị viêm nhiễm đường tiểu. Giấm táo được xem là loại kháng sinh tự nhiên, an toàn mang lại những dấu hiệu tích cực trong việc điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà.

Cách sử dụng:

  • Trộn 2 muỗng canh mật ong với 1 muỗng canh giấm táo.
  • Uống 1 lần/ngày để thấy kết quả.
  • Có thể sử dụng giấm táo pha với nước ấm rửa niệu đạo để tăng hiệu quả điều trị. 

3. Nha đam

Nha đam có tính sát khuẩn, gây tê chống viêm

Nha đam hay lô hội có tính sát khuẩn, gây tê. Đặc biệt, có đặc tính chống viêm tốt nhờ các chất như axit salixylic, chromone C-glucosyl, enzym bradykinin. Do đó, nó có khả năng ức chế quá trình sản sinh axit của cơ thể và ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả.

Cách sử dụng:

  • Uống nước lô hội 2 ngày/lần để hỗ trợ cho quá trình điều trị.
  • Không dùng lớp vỏ và lớp nhựa vì phần này có chứa độc tố.
  • Không sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Không dùng cùng lúc với các thuốc nhuận tràng, không uống quá nhiều để tránh tổn thương gan.

4. Rau mùi tây (Ngò tây)

Mùi tây rất giàu axit béo Omega 3 và 6

Sử dụng nước rau mùi tây là một trong những cách hỗ trợ chữa viêm đường tiết niệu tại nhà đơn giản được nhiều người lựa chọn. Mùi tây có chứa chất Apiozit có tác dụng lợi tiểu, giàu acid béo Omega-3 và Omega-6 giúp bảo vệ cơ thể và chống lại các viêm nhiễm. Không chỉ vậy, loại rau này còn giàu vitamin A, B, C, Natri, Kali, đặc biệt là Riboflavin, Thiamin giúp làm sạch thận và thải độc tố ra ngoài theo bằng đường tiểu.

Cách sử dụng:

  • Lấy vài lá rau mùi tây rửa sạch, đun sôi với nước.
  • Lọc bỏ bã, để nguội vừa uống, dùng trong ngày sẽ mang lại hiệu quả tốt. 
  • Không dùng cho người viêm loét dạ dày, chỉ sử dụng với liều lượng cho phép. 

5. Râu ngô (Râu bắp)

Nước râu ngô – Khắc tinh của viêm tiết niệu

Trong râu ngô có chứa nhiều vitamin như A, B1, B2, K có tác dụng tăng cường sức đề kháng, lợi tiểu, làm tan sỏi thận, chữa viêm nhiễm đường tiết niệu. Uống râu ngô vào buổi sáng sẽ giúp thanh lọc thận, ngăn ngừa sự lắng cặn và hỗ trợ đào thải độc tố ra ngoài cơ thể.

Cách sử dụng:

  • Chọn 100gr râu ngô tươi, sợi to, bóng mượt có màu nâu nhung vì chứa nhiều dưỡng chất hơn.
  • Đem rửa sạch, đun sôi với 100ml nước ở lửa nhỏ từ 10 – 15 phút. 
  • Uống đều đặn 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối, trước bữa ăn 3 – 4 giờ. mỗi lần dùng từ 20 – 60ml. 
  • Có thể dùng nước râu ngô thay nước lọc.

Trên đây là một vài thực phẩm tại nhà đơn giản, mang lại những dấu hiệu tích cực cho người bệnh, hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu rất hiệu quả, nhưng không thể thay thế các phương pháp điều trị chính. Người bệnh có thể áp dụng sử dụng song song với bộ đôi PYLOGY để tăng hiệu quả chữa bệnh.

>>XEM THÊM: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Viêm Tiết Niệu Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoGy Từ Mỹ

Nguồn : PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.