Hậu Quả Nghiêm Trọng Của Sỏi Tiết Niệu

Chia sẻ

Chào bạn!

Sỏi tiết niệu là bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Sau khi viên sỏi được hình thành, nếu sỏi còn nhỏ, thường viên sỏi đi theo đường nước tiểu và được tống ra ngoài. Nhưng nếu viên sỏi bị vướng lại ở một vị trí nào đó trên đường tiết niệu, thì nó sẽ to ra, gây cản trở lưu thông của nước tiểu, đưa đến ứ đọng và giãn phình ở phía trên chỗ tắc. Lâu ngày sẽ đưa đến các biến chứng rất nguy hiểm.

1. Các cơ chế của bệnh sỏi tiết niệu

Sỏi gây tổn thương trên hệ tiết niệu theo 3 cơ chế cơ bản:

Cơ chế tắc nghẽn:

– Sỏi gây ứ tắc (bể thận, niệu quản), Tuỳ theo kích thước và hình thể sỏi có thể gây nên ứ tắc hoàn toàn hay không hoàn toàn, làm cho nhu mô thận giãn mỏng dần, dung tích đài bể thận tăng lên, nhu mô thận bị teo đét, xơ hoá và thận dần bị mất chức năng.

– Nếu sỏi ở đài thận, gây nghẽn cục bộ tại thận, sẽ dẫn đến ứ niệu, giãn từng nhóm đài gây mất chức năng từng phần của thận

– Niệu quản trên sỏi cũng bị giãn mất nhu động và xơ hoá niệu quản.

Cơ chế cọ sát:

– Sỏi thận, sỏi niệu quản nhất là sỏi cứng, gai góc có thể gây cọ sát, làm rách xước niêm mạc đài bể thận, niệu quản gây chảy máu trong hệ tiết niệu.

– Tổn thương tổ chức một mặt tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn niệu phát triển, mặt khác làm cho quá trình phát triển xơ hoá ở nhu mô thận và ở thành ống dẫn niệu.

– Kết quả cuối cùng làm hẹp dần đường dẫn niệu, làm nặng thêm tình trạng bế tắc.


Cơ chế nhiễm khuẩn:

– Sự tắc nghẽn đường niệu là những yếu tố thuận lợi để phát triển nhiễm khuẩn niệu, nhiễm khuẩn niệu gây phù nề, chợt loét niêm mạc đài bể thận, dần dẫn đến xơ hoá tổ chức khe thận, chèn ép mạch máu và ống thận.

– Sản phẩm của quá trình viêm như xác vi khuẩn, xác bạch cầu, tế bào biểu mô đài bể thận kết tinh lại tạo thành nhân sỏi.

sỏi tiết niệu gây nhiễm khuẩn tiết niệu

2. Những hậu quả nghiêm trọng của bệnh sỏi tiết niệu:

– Sỏi tiết niệu thường xuất hiện ở nơi có dòng nước tiểu yếu hoặc đường tiểu quá nhỏ, uốn khúc, bị hẹp hay tắc nghẽn, do đó những vị trí có sỏi thường là thận, niệu quản chậu hoặc sát bàng quang, cổ bàng quang, niệu đạo, lỗ sáo. Sự di chuyển của sỏi, nhất là những sỏi có gai nhọn sẽ cọ xát vào đường niệu gây ra những cơn đau lưng, đái ra máu  nếu sỏi ở thận, niệu quản.

– Sỏi tại bàng quang, niệu đạo sẽ gây đái buốt, đái rắt, đái khó.

– Nếu sỏi bị kẹt trong đài thận, sỏi sẽ chèn ép làm bế tắc đài thận nên đài thận giãn, lâu dần thận sẽ giãn mỏng như một túi nước. Khi các đài thận bị ứ nước tiểu, sẽ tạo ra áp lực cao tác động vào thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận.

– Khi sỏi cọ xát vào đường niệu thì nguy cơ niêm mạc bị phù nề, viêm, là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm đường tiểu. Người bệnh sẽ thấy đau lưng, đái buốt, đái rắt, đái đục.

– Nếu sỏi gây nhiễm khuẩn nặng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy thận. Nếu thận ứ mủ  nhiều giãn to đài bể thận có thể phải cắt bỏ thận.

– Tắc nghẽn đường tiểu làm tồn đọng nước tiểu gây viêm nhiễm lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa thành đường tiểu kể cả đài thận.

– Viêm nhiễm nặng ở đường tiểu còn làm hoại tử đường tiểu, xuất hiện các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản. Sự hiện diện lâu ngày của sỏi hai bên niệu quản hay sỏi thận một bên còn bên kia sỏi niệu còn dẫn đến hiện tượng vô niệu (không có nước tiểu).

– Chức năng thận sẽ bị giảm nếu có sỏi ở hai bên thận, nhất là khi có sự kết hợp của viêm nhiễm gây ra suy thận cấp tính hoặc mạn tính.

Bệnh sỏi tuyến tiền liệt nếu để càng lâu sẽ làm cho tình trạng bệnh càng thêm nguy hiểm và việc hỗ trợ điều trị cũng gặp nhiều khó khắn, chi phí hỗ trợ điều trị cũng tăng lên theo mức độ bệnh. Do đó, khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh sỏi tuyến tiền liệt, người bệnh nên nhanh chóng tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp với bản thân.

>>XEM THÊM: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Viêm Tiết Niệu Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoGy Từ Mỹ

Nguồn : PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.