Alzheimer tuy là một bệnh còn khó xác định nguyên nhân chính xác gây ra, tuy nhiên qua thời gian và nghiên cứu của các chuyên gia ta đã có thể xác định được một số nhóm người có nguy cơ cao mắc hơn những người khác. Vậy đó là những nhóm người nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé!
Tiền sử bệnh tim
Bệnh Alzheimer liên quan đến vấn đề ở hệ tim mạch. Huyết áp cao, đặc biệt là ở tuổi trung niên là một yếu tố nguy cơ. Những người từng bị đau tim tăng gấp đôi khả năng bị mất trí nhớ (cho dù là bệnh Alzheimer hoặc dạng khác). Vì vậy, kiểm soát huyết áp và giảm căng thẳng giúp giảm nguy cơ mắc Alzheimer sau này.
Bệnh tim mạch có thể làm gia tăng khả năng mắc Alzheimer
Bệnh tiểu đường và béo phì
Tương tự, bệnh tiểu đường kháng Insulin có thể tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp 4 lần nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Một loại Enzyme trong não có vai trò giảm Insulin và Amyloid, vì vậy quá nhiều Insulin có thể cản trở khả năng loại bỏ Amyloid của Enzyme. Béo phì, đặc biệt là ở phụ nữ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer gấp 3 lần so với những người có thân hình mảnh dẻ, còn với đàn ông béo phì, tỷ lệ chênh lệch này là 30%.
Ít ăn trái cây, rau và gia vị
Chế độ ăn ít rau quả có thể tăng tốc độ suy giảm nhận thức. Một trong những lý do là điều này liên quan đến Homocystein, một Acid Amin trong huyết tương. Hàm lượng Homocystein nghĩa là nguy cơ bệnh Alzheimer và một số căn bệnh chết người khác cao hơn. Vì thế, cơ thể cần Vitamin nhóm B, và Folate để giảm Homocysteine. Theo kinh nghiệm dân gian ở một số nước trên thế giới, nhất là ở Ấn Độ, thực phẩm giúp trí óc minh mẫn là cải xoăn, bí, cà tím, rau lá xanh, nhất là quế và nghệ.
Thiếu Vitamin và dưỡng chất từ rau củ quả cũng làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer
Chấn thương đầu
Dịch não tủy ở những võ sỹ quyền Anh có nhiều dấu hiệu tiến triển bệnh Alzheimer, nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển năm 2012 khẳng định điều này. Bệnh nhân Alzheimer bị chấn thương nặng ở vùng đầu trước tuổi 65 cho thấy các triệu chứng ở độ tuổi sớm hơn so với những người bình thường khác. Bởi vậy, nên tránh các môn thể thao liên quan đến đầu và luôn chú ý bảo vệ vùng đầu.
Định hướng kém
Bệnh Alzheimer thường bắt đầu ở vùng Hippocampus, vị trí của bộ nhớ trong não, trong đó mất phương hướng là một dấu hiệu phát sinh rất sớm khi con người bị suy giảm nhận thức. Điều này giải thích tại sao những người bị bệnh Alzheimer thường hay bị lạc hoặc đi lang thang.
Trầm cảm và sống thu mình
Những người bị trầm cảm trong cuộc sống nhiều khả năng phát triển bệnh Alzheimer khi về già. Một nghiên cứu của Trường Y Harvard công bố trong tạp chí y học Archives of Neurology năm 2003 tìm thấy mối liên kết quan trọng trong chẩn đoán bệnh Alzheimer với những người có biểu hiện trầm cảm thời gian trước đó. Vì vậy, hiện nay các bác sỹ thường lưu ý rằng trước khi bị mất trí nhớ, người bệnh có thể bị trầm cảm, chán nản và sống tách biệt với mọi người.
Người trầm cảm dễ mắc Alzheimer hơn những người bình thường
Có vấn đề về giấc ngủ
Theo một nghiên cứu năm 2012 của Đại học Washington, Hoa Kỳ, gián đoạn giấc ngủ có tương quan đến bệnh Alzheimer. Với một số người có nguy cơ mất trí nhớ cao sau khi phát hiện dấu hiệu lạ trong dịch não tủy, ban đêm họ thường tỉnh táo còn ban ngày thường xuyên ngủ gật.
Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích cho bạn. Chúc bạn luôn vui khỏe!
>> Xem thêm: Khống Chế Alzheimer Để Có Một Trí Nhớ Tốt Với Bộ Ba Thảo Dược PyLoMy Từ Mỹ
Nguồn: PyLoRa.com