Alzheimer Là Hệ Lụy Của Chứng Rối Loạn Giấc Ngủ?

Chia sẻ

Nhiều người trong số chúng ta gặp các vấn đề về giấc ngủ. Có rất nhiều lý do dẫn đến việc mất ngủ như căng thẳng, thay đổi thời tiết, thay đổi múi giờ, thậm chí là sự thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày. Đối với một số người thì họ có thể mau chóng cân bằng và giấc ngủ sẽ trở lại bình thường. Nhưng với một số người sẽ mất nhiều thời gian để thích nghi, lâu dần sinh ra chứng rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, trong đó có suy giảm trí nhớ và bệnh Alzheimer.

Ngủ là thời gian “dọn dẹp” rác tốt nhất ở não

Tuy trọng lượng của bộ não chỉ chiếm 2-3% cơ thể, nhưng nó lại tiêu hao với 25% tổng năng lượng cần thiết của cả cơ thể. Do đó, não bộ được cho là cơ quan quan trọng nhất và là cơ quan tiêu hao nhiều năng lượng nhất. Như chúng ta đã biết, hệ tuần hoàn có nhiệm vụ đưa Oxy và dinh dưỡng đến cung cấp cho tất cả các cơ quan trong cơ thể, trong đó có não. Trong quá trình trao đổi chất này sẽ sản sinh ra một lượng lớn chất thải, bộ não cũng không ngoại lệ. Nhưng không giống như các bộ phận khác của cơ thể, bộ não không có hệ bạch huyết – một hệ thống ống dẫn để lọc các chất thải, mà não cần một hệ thống khác phụ trách công việc này – đó chính là dịch não tủy.

Dịch não tủy là một loại dịch ngoại bào đặc biệt lưu thông trong các não thất và trong khoang dưới nhện do các đám rối màng mạch trong các não thất bài tiết. Số lượng dịch não tủy ở người trưởng thành khoảng 140ml và trong 24 giờ dịch não tủy được đổi mới từ 3 – 4 lần. Dịch não tủy trao đổi chất 2 chiều với tổ chức thần kinh trung ương bằng cách cung cấp các chất dinh dưỡng và lấy đi các chất thải sinh ra trong quá trình chuyển hóa.

Theo một nghiên cứu gần đây của Đại học Rochester (Mỹ) thì quá trình làm sạch bộ não chủ yếu hoạt động trong lúc ngủ. Các nhà khoa học cho rằng, phương pháp loại bỏ chất thải duy nhất của não được gọi là hệ thống Glyphatic đã hoạt động rất tích cực trong suốt quá trình ngủ, loại bỏ độc tố gây ra chứng bệnh Alzheimer và các rối loạn thần kinh khác.

Ngoài ra, trong nghiên cứu, các nhà khoa học cũng nhận thấy rằng, trong giấc ngủ, các tế bào não giảm kích thước khoảng 60% tạo ra nhiều không gian giữa các tế bào, cho phép việc đào thải hiệu quả hơn. Để chứng minh toàn bộ quá trình “dọn dẹp” chất thải của cơ thể, các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành 2 thí nghiệm trên chuột, bơm chất màu vào dịch não tủy vào hai thời điểm trong khi ngủ và khi thức. Sự di chuyển của các chất màu cho thấy dịch não tủy chỉ tràn qua não khi chuột ngủ. Thí nghiệm cũng cho thấy so với lúc thức, hệ thống Glymphatic hoạt động mạnh gấp 10 lần trong lúc ngủ.

Mối quan hệ của giấc ngủ và bệnh Alzheimer

Rối loạn giấc ngủ tăng nguy cơ mất trí nhớ

Kết quả nghiên cứu cũng phát hiện trong số các chất thải bị đào thải trong giấc ngủ của đại não có một loại chất tên gọi Amyloid Beta – một loại Protein tạo ra các mảng bám, là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh mất trí nhớ Alzheimer. Khi những mảng bám này đọng lại ở các vị trí khác nhau trong đại não sẽ ảnh hưởng tới chức năng của các tế bào thần kinh, từ đó gây nên những triệu chứng khác nhau của hệ thống thần kinh bao gồm suy giảm trí nhớ, rối loạn nhận thức, trở ngại về ngôn ngữ…

Có một điều đáng lưu ý trong nghiên cứu này, đó là: Nếu không ngủ sâu và đủ giấc, Amyloid Beta sẽ tích tụ lại trong não gây ảnh hưởng các vùng tạo ra giấc ngủ sâu trong não bộ. Từ đó dần mất đi giấc ngủ ngon và càng ngăn cản việc loại bỏ chất thải này của não hàng đêm, gây nên tình trạng tích lũy chất này ngày càng nhiều và hình thành vòng tuần hoàn ác tính không ngừng nghỉ.

TS. Daniel Kahneman – nhà tâm lý học, người đoạt giải Nobel năm 2002, đã có nhiều nghiên cứu về tâm lý học, thần kinh và cũng có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu bệnh lý và ảnh hưởng của đại não tới sức khỏe. Thông qua rất nhiều ca bệnh mất trí nhớ, TS. Kahneman phát hiện trong các mô não của hầu hết bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer, chất Amyloid Beta đã bị tích tụ từ hơn 20 năm trước và cũng tìm thấy sự thay đổi bệnh qua ảnh chụp đại não nếu bệnh nhân cải thiện giấc ngủ, ăn uống và vận động hợp lý…

Rối loạn giấc ngủ làm bệnh Alzheimer trầm trọng hơn

Ngủ sâu là biện pháp tốt nhất giúp ngừa Alzheimer

Nghiên cứu trên của các nhà khoa học đưa ra vấn đề then chốt: Trong cả cuộc đời mình, nếu bạn ngủ ít sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Ngoài nghiên cứu này, trước đó cũng đã có nhiều nghiên cứu dịch tễ học với những người có vấn đề về giấc ngủ đã chứng thực được sự liên quan này. Nếu bạn bị mất ngủ, ngưng thở khi ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ sâu và không điều trị sẽ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn.

Chính vì vậy, các nhà khoa học hy vọng thông qua việc cải thiện giấc ngủ ngay từ khi mới có dấu hiệu rối loạn giấc ngủ, giúp tăng cường ngủ sâu và đủ giấc có thể làm giảm nguy cơ mắc căn bệnh nan y liên quan đến não bộ như Alzheimer.


Ngủ sâu giấc là cách tốt nhất phòng ngừa Alzheimer

Chúc bạn luôn vui khỏe!

>> Xem thêm: Khống Chế Alzheimer Để Có Một Trí Nhớ Tốt Với Bộ Ba Thảo Dược PyLoMy Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.