Bệnh vảy nến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh

Chia sẻ

Bệnh vảy nến liệu có nguy hiểm không? Bệnh có lây lan khắp cơ thể và có thể lây từ người này sang người khác không?

Bệnh vảy nến được xem như bệnh viêm da mãn tính khá phổ biến hiện nay. Bệnh sẽ làm cho người bệnh cảm thấy tự ti vào bản thân. Vậy bệnh vảy nến là gì? Có cách trị bệnh vảy nến tại nhà hay không? Qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn.

Bệnh vảy nến là gì?

Đây được đánh giá là một bệnh viêm da mãn tính rất phổ biến. Theo thống kê, có khoảng 2-3 % dân số thế giới mắc phải bệnh này. Khi ở trạng thái bình thường, các tế bào da cũ sau khi chết đi sẽ bong ra và được thay thế bởi các tế bào da mới. Nhưng đối với bệnh nhân mắc vảy nến, quá trình này diễn ra nhanh gấp 10 lần do hiện tượng tăng sinh tế bào, từ đó sẽ khiến các tế bào da cũ và mới không kịp thay đổi, tích tụ lại một chỗ tạo thành những mảng dày, có vảy trắng hoặc bạc.

Những người mắc bệnh vảy nến ngoài những cảm giác đau đớn, ngứa ngáy, còn chịu nhiều ảnh hưởng về mặt tâm lý. Khi đó người bệnh có thể bị mọi người xung quanh xa lánh, cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp.

Bệnh vảy nến có thể xuất hiện ở khắp nơi trên cơ thể
Bệnh vảy nến có thể xuất hiện ở khắp nơi trên cơ thể

Nguyên nhân bệnh bệnh vảy nến

Nguyên nhân gây ra bệnh đến nay vẫn chưa được các nhà khoa học chứng minh rõ ràng nhưng có một điều chắc chắn là bệnh này có liên quan đến rối loạn đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và dấu ấn của cytokine. Các yếu tố được cho là thuận lợi giúp gây ra bệnh bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Có 2 kiểu bệnh rõ ràng trong vảy nến: Kiểu khởi phát sớm và kiểu khởi phát muộn. Vảy nến khởi phát sớm thường ở độ tuổi từ 16 đến 22. Kiểu này có diễn tiến bất ổn và khuynh hướng lan rộng toàn thân, được xác định là có liên quan chặt chẽ tới yếu tố di truyền. Trái lại, kiểu vảy nến khởi phát muộn thường gặp ở độ tuổi từ 57 đến 60. Kiểu này thường nhẹ hơn, khu trú hơn và có ít liên quan đến yếu tố di truyền.
  • Yếu tố ngoại sinh: Có thể do các yếu tố môi trường gây nên bệnh vảy nến. Các yếu tố ngoại sinh làm khởi phát bệnh ở những người có sẵn yếu tố di truyền tiềm tàng hoặc làm bệnh nặng thêm: Chấn thương, stress kéo dài, bỏng nắng, phẫu thuật, nhiễm trùng da hoặc có thể do dùng thuốc có những thành phần gây bệnh vảy nến nếu sử dụng một thời gian dài.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến

Triệu chứng bệnh vảy nến

Triệu chứng bệnh thường thấy là da xuất hiện những mảng dày, đỏ được bao phủ bởi các vảy trắng hoặc bạc. Tuỳ thuộc vào vị trí xuất hiện và đặc điểm của các tổn thương, bệnh sẽ có các triệu chứng riêng biệt theo từng dạng có thể kể đến như sau:

  • Vảy nến mảng bám: xuất hiện các mảng da đỏ có thể ở khuỷu tay, đầu gối và vùng dưới lưng
  • Vảy nến mụn mủ: xuất hiện mụn mủ ở các vùng da tay và chân
  • Vảy nến thể giọt: khắp cơ thể sẽ xuất hiện tổn thương có dạng giọt nước. Loại này thường gặp ở trẻ em sau khi bị viêm họng do nhiễm streptococci
  • Viêm khớp vảy nến: có hiện tượng sưng ở các khớp ngón tay, ngón chân hoặc xương sống, đầu gối
  • Vảy nến móng tay, móng chân: móng dày và xuất hiện những lỗ nhỏ trên bề mặt
  • Vảy nến da đầu: xuất hiện những mảng da dày màu trắng bạc trên đầu
  • Vảy nến nếp gấp hay còn gọi là vảy nến đảo ngược: xuất hiện tổn thương ở các vùng nếp gấp của da như: nách, háng, mông,..Loại này thường gặp ở những người béo phì.

Bệnh vảy nến có lây không?

Câu trả lời cho câu hỏi này là không. Theo các chuyên gia thì bệnh này sẽ không lây nhiễm và cũng không lan khắp cơ thể của người bị bệnh. Vì đây là bệnh da liễu nên đa số mọi người thường lo ngại bệnh này có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh.

Bệnh vảy nến sẽ không lây lan từ người này sang người khác
Bệnh vảy nến sẽ không lây lan từ người này sang người khác

Cách trị bệnh vảy nến

Sẽ có nhiều cách để có thể chữ bệnh này như:

  • Thuốc mỡ và kem: Đây có thể được xem như cách chữa bệnh vảy nến tại nhà dành cho những người có bệnh nhẹ. Mỡ khoáng hoặc kem được sử dụng để bôi vào da sau khi tắm hoặc trong lúc tắm. Lưu ý: Bạn nên tham khảo bác sĩ để tránh sử dụng những sản phẩm gây ảnh hưởng xấu hơn ở da
  • Thuốc uống: thuốc thường được bác sĩ chỉ định khi các phương pháp điều trị tác động trực tiếp lên da không đạt hiệu quả. Thuốc được cung cấp là thuốc uống hoặc ở dạng viên giải phóng nhanh, giúp làm sạch da và ngăn ngừa lan rộng nếu bệnh vảy nến mức độ vừa và nặng.
  • Liệu pháp laser: các bác sĩ sẽ sử dụng laser lên khu vực bị bệnh. Sau 4 – 5 tuần điều trị tùy theo cơ thể của mỗi bệnh nhân và tùy theo tình trạng bệnh, các mảng bám trên da sẽ mỏng hơn và các triệu chứng cũng sẽ mất dần sau một thời gian.

Bộ ba dược liệu PyLoRan – Tái Tạo Làn Da, Vượt Qua Vẩy Nến

Công dụng:

  • Làm lành làn da giúp tái tạo làn da
  • Chống viêm kháng khuẩn
  • Kiểm soát hệ thống thần kinh, giúp quá trình đào thải da không tăng sinh quá nhiều

Quy cách:

  • Dung Dịch Sát Khuẩn Natralia: 200ml.
  • Thuốc Bôi Đặc Trị Natralia: 56g. Celadrin: 90 viên.
Bộ ba thảo dược PyLoRan giúp đẩy lùi bệnh vảy nến
Bộ ba thảo dược PyLoRan giúp đẩy lùi bệnh vảy nến

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm trị bệnh vảy nến và mua sản phẩm thì liên hệ với PyLoRa theo số Hotline 0909 264 136 – 0962 158 661 để được tư vấn miễn phí về liệu trình nhé!

Nguồn: PyLoRa.com

>>> XEM THÊM: Bệnh Vẩy Nến Giảm Hẳn Với 4 Cách Siêu Đơn Giản

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.