Bệnh Trĩ Và Những Điều Cần Biết

Chia sẻ

Bệnh lý vùng hậu môn hiện là một trong những bệnh phổ biến hiện nay. Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng 60% dân số/90 triệu dân mắc bệnh trĩ. Đây là một con số đáng lo ngại về tình trạng sức khỏe của người dân. Thực chất, giai đoạn đầu tình trạng bệnh trĩ xuất hiện không rõ ràng nên người bệnh rất khó nhận biết được. Tuy bệnh trĩ ở giai đoạn đầu không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại mang nhiều phiền phức và nếu không chữa trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Vậy thì bệnh trĩ là gì và làm cách nào để chúng ta có thể phát hiện ra bệnh sớm, nguyên nhân gây ra bệnh bắt nguồn từ đâu? Hôm nay, PyLoRa sẽ giải đáp những vấn đề này để các bạn hiểu thêm cũng như có cách phòng, điều trị bệnh hợp lý, hiệu quả nhé!

Bệnh trĩ là gì?

Theo dân gian, bệnh trĩ còn được gọi là bệnh lòi dom – bệnh lý thuộc hậu môn trực tràng. Bệnh được gây nên khi các tĩnh mạch tại hậu môn bị co giãn quá mức.

Triệu chứng của bệnh như thế nào?

Khi bị bệnh trĩ, người bệnh sẽ có một số biểu hiện thường gặp:

+ Ban đầu, người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, ngứa rát một chút ở hậu môn sau mỗi lần đại tiện.

+ Táo bón, đại tiện khó, khi đại tiện xong có cảm giác đại tiện chưa hết. Chảy máu ít, có thể thấy máu dính kèm theo phân hoặc giấy vệ sinh.

+ Nếu bệnh nặng, máu có thể chảy nhỏ giọt hoặc thành tia khi đi đại tiện.

+ Hậu môn ẩm ướt, ngứa ngáy, bị viêm nhiễm, chảy nhiều dịch nhầy.

+ Hậu môn bị sưng, có búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn ( bên dưới đường lược) gây vướn víu, khó chịu khi người bệnh đi đại tiện, ngồi, đứng, đi lại hoặc làm việc nặng.

Nguyên nhân gây bệnh là gì?

+ Do thói quen ăn uống: không cung cấp đủ nước cho cơ thể, ăn ít chất xơ, nhiều đồ cay nóng gây nên tình trạng táo bón. Khi đi đại tiện, dùng nhiều sức rặn để đẩy phân ra ngoài gây căng giãn các tĩnh mạch. Lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng đại tiện ra máu khiến cơ thể bị mất máu, xanh xao, mệt mỏi.

+ Thói quen sinh hoạt: lười vận động, nhịn đại tiện lâu ngày làm phân bị cứng và khô lại, từ đó gây khó khăn khi đại tiện và khoảng cách dẫn đến bệnh trĩ là rất gần.

+ Thường xuyên làm việc nặng sẽ gây áp lực cho các tĩnh mạch ở hậu môn.

+ Vệ sinh không sạch sẽ: dẫn đến tình trạng viêm nhiễm ở vùng hậu môn.

Đối tượng dễ mắc bệnh gồm những ai?

+ Người đứng nhiều, ngồi nhiều, ít đi lại, táo bón kinh niên, hội chứng lỵ, các nguyên nhân làm tăng áp lực trong ổ bụng, những người bị u bướu vùng hậu môn trực tràng.

+ Người có công việc phải ngồi nhiều: người làm việc văn phòng, lái xe đường dài, công nhân may mặc…

+ Nhữn người lười vận động, ít tập luyện thể dục thể thao. Có thói quen ngồi bán cầu lâu, sử dụng điện thoại khi đi đại tiện.

+ Phụ nữa trong thời kì mang thai, cho con bú.

+ Trên 50% người bị trĩ có độ tuổi trên 45.

Có những giải pháp nào để phòng tránh hoặc hạn chế sự phát triển của bệnh?

+ Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý: kiêng ăn đồ cay, nóng, hạn chế hoặc không sử dụng rượu, bia. Bổ sung nhiều chất xơ, ăn đồ mát, uống nhiều nước lọc. Tránh làm việc quá sức, ngồi một chỗ hoặc đứng quá lâu.

+ Đi đại tiện đều đặn vào một khung giờ nhất định, không nhịn đại tiện.

+ Tập thể dục thường xuyên, đều đặn, nhẹ nhàng để máu được lưu thông.

+ Chú ý đến việc vệ sinh hậu môn hàng ngày và sau mỗi lần đi đại tiện.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn nắm rõ hơn một số kiến thức về căn bệnh trĩ phiền phức này để từ đó phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời.

Nếu bạn đang mắc bệnh lý về hậu môn, đặc biệt là bệnh trĩ, bạn đừng e ngại mà hãy đến các trung tâm sức khỏe để kiểm tra. Hoặc bạn có thể gọi đến PyLoRa qua số Hotline: 0909 145 836 – 0962 158 661 để được các chuyên gia giải đáp và tư vấn cho bạn được cụ thể hơn và hoàn toàn miễn phí nhé!

Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Trĩ Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoVar Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.