Các Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Alzheimer

Chia sẻ

Alzheimer là căn bệnh nguy hiểm khi nó âm thầm lấy đi ký ức, sự tư duy, khả năng vận động, giao tiếp của chúng ta. Nhưng nó không phải là căn bệnh không thể nhân diện được. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các dấu hiệu có thể là cảnh báo cho căn bệnh này nhé.

1. Giảm trí nhớ tới mức đảo lộn cuộc sống hàng ngày: Quên tên người đã quen biết từ trước hoặc quên một công việc nào đó đã sắp xếp để làm nhưng vào một lúc nào đó nhớ lại được. Một trong các dấu hiệu chung nhất là quên những điều mới được nhắc tới. Quên thời điểm, sự kiện hàng ngày, do đó hỏi đi hỏi lại người thân, hay phải nhờ đến sổ ghi nhắc nhở.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh Alzheimer

2. Không ra được kế hoạch hay không thực hiện được một công việc nào đó: có lúc làm sai hoặc không làm được, phải cần đến sổ ghi nhắc nhở. Ví dụ: giảm khả năng ra dự định, kế hoạch hoặc tiếp tục theo đuổi công việc… Có thể khó tập trung lâu để làm một việc nào đó mà trước kia đã làm bình thường suôn sẻ.

3. Không hoàn tất công việc nhà, việc nào đó hay cả khi giải trí rảnh rỗi: đơn giản như cắm nồi cơm, phơi quần áo. Đôi khi không biết đến những nơi trước kia thân thuộc, không biết tiền còn nhiều hay ít, quên cả những điều từng làm cho mình thích thú.

4. Mắt nhìn kém đi vì đục thủy tinh thể: Đây có thể là một dấu hiệu của bệnh Alzheimer, đọc chữ kém, không biết khoảng cách xa gần, khó xác định màu sắc. Có thể không biết tấm gương trước mặt và nghĩ có người trong đó.Mắt nhìn mờ, khó xác định khoảng cách, màu sắc cũng có thể là dấu hiệu của Alzheimer

5. Khó khăn tìm đúng từ để nói hay viết, không ráp nối được các ý nghĩ khi nói chuyện, ngưng giữa chừng, hết ý nghĩ để tiếp tục câu chuyện dở dang và do đó tự lặp lại. Có cố gắng tìm từ, chữ để nói hoặc viết nhưng khó tìm đúng từ muốn nói.

6. Để đồ vật không đúng chỗ như mọi ngày, mất khả năng quay lại tìm đúng chỗ cũ, đôi lúc nói “ai lấy mất rồi!”.

7. Khả năng nhìn nhận phán xét giảm. Xử lý, giải quyết hay làm sai việc gì đó trong một khoảng thời gian. Ít chú ý đến ăn mặc, giữ quần áo không sạch.

8. Buồn vui, giận dỗi và tính nết thay đổi. Cư xử hàng ngày theo cách của mình, trở nên cáu kỉnh khi sinh hoạt thường lệ bị thay đổi hay gián đoạn. Người bệnh có thể trở nên lẫn lộn, nghi ngờ, phiền muộn, lo âu hay quá sợ sệt. Có thể làm đảo lộn bất hòa trong gia đình, với bạn bè hay nơi lẽ ra thoải mái.

Bệnh nhân Alzheimer có thể thay đổi tính cách liên tục

Hãy chú ý đến những thay đổi của người lớn tuổi quanh bạn để có thể nhận diện được căn bệnh này một cách kịp thời nhất nhé!

>> Xem thêm: Khống Chế Alzheimer Để Có Một Trí Nhớ Tốt Với Bộ Ba Thảo Dược PyLoMy Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.