Dựa vào đặc điểm và dấu hiệu thì cận thị được chia thành những loại sau:
Cận thị học đường: xảy ra khi mắt thường xuyên phải nhìn gần trong khoảng thời gian dài, lâu dần thể thủy tinh bị phồng lên làm tăng độ hội tụ của mắt. Thế nên, mắt chỉ nhìn các vật thể ở gần mắt nhất, vật càng xa sẽ càng mờ.
Cận thị bẩm sinh: loại này thường có yếu tố di truyền và xảy ra phổ biến khi còn nhỏ tuổi, chưa đi học. Nguyên nhân xảy ra do trục nhãn cầu quá dài.
Cận thị giả: Xảy ra khi mắt gia tăng điều tiết trong trường hợp mắt phải hoạt động liên tục, các thể mi phụ trách khả năng điều tiết bị co lại khiến tầm nhìn xa bị suy giảm tạm thời.
Cận thị ban đêm: Đây là tình trạng mắt nhìn kém, mờ, không rõ vào ban đêm hoặc khi có ánh sáng yếu. Tuy nhiên, vào ban ngày mắt vẫn bình thường. Vào ban đêm để nhìn rõ vật đồng tử phải điều tiết nhiều hơn và hệ quả là hình ảnh tới mắt sẽ bị biến dạng.
Cận thị thoái hóa: Đây là loại cận khá hiếm nhưng rất nguy hiểm. Thường phát triển từ lúc nhỏ và diễn tiến nặng ở tuổi trưởng thành. Người bệnh thường có độ trên 6 diop và kèm với chứng thoái hóa võng mạc.
Triệu chứng cận thị
Một số biểu hiện ở mắt có thể nhận biết như: Tầm nhìn hơi mờ khi nhìn những vật ở xa, nheo mắt khi đọc chữ, không nhìn rõ vật khi lái xe vào ban đêm…
Dấu hiệu trẻ em bị cận
Để phát hiện tật khúc xạ này ở trẻ em, các bậc cha mẹ cần quan sát và chú ý đến trẻ nhiều hơn nếu có các dấu hiệu như:
Khi xem tivi hoặc đọc sách trẻ ngồi với khoảng cách rất gần
Trẻ thường xuyên phải dụi mắt khi tập trung lâu vào vật gì đó hoặc khi đang vui chơi
Trẻ nhạy cảm với ánh sáng (như ánh sáng mặt trời, ánh sáng) hoặc bị chảy nước mắt nhiều hơn
Trẻ thường xuyên nheo mắt hoặc nghiêng đầu để quan sát bảng rõ hơn
Kết quả học tập sa sút
Thông tin liên hệ:
Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PyLoRa
Địa Chỉ: Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM
Hotline: 0909 748 517 – 0962 158 661
Email: info@PyLoRa.com
Xem Thêm : Giảm Độ Cận Cho Đôi Mắt Sáng Khỏe