Khi mắc sỏi bàng quang ở giai đoạn đầu, lúc kích thước sỏi còn nhỏ, bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân chữa sỏi bàng quang bằng phương pháp uống nhiều nước hoặc điều trị bằng thuốc để những sỏi theo nước tiểu ra ngoài. Uống đủ nước được xem là một trong những cách chữa sỏi bàng quang khá hiệu quả, tuy nhiên, uống bao nhiêu và nên sử dụng những loại nước nào để giúp bệnh có tiến triển tốt. Cùng PyLoBlad tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tác dụng của việc uống nước trong quá trình chữa sỏi bàng quang
Theo các nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe, trung bình một người bình thường phải uống từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể hoạt động bình thường. Nếu thời tiết nắng nóng liên tục, cơ thể đổ quá nhiều mồ hôi, bạn nên tăng lượng nước hấp thụ, điều này giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hệ tiết niệu, đặc biệt là sỏi tiết niệu.
Đặc biệt, đối với những bệnh nhân mắc bệnh sỏi bàng quang, đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể là một trong những điều kiện tiên quyết trong quá trình điều trị và đảm bảo quá trình chữa trị hiệu quả, nhanh chóng. Tuy nhiên, khi uống nước bạn cũng cần lưu ý một vài vấn đề sau:
– Không uống quá nhiều nước: mặc dù nước có tác dụng rất tốt trong việc chữa sỏi bàng quang tuy nhiên uống quá nhiều nước sẽ mang đến những hệ lụy không tốt cho sức khỏe. Uống nhiều nước khiến thận và bàng quang phải hoạt động liên tục nên sẽ khiến các cơ quan này quá tải, lâu dần gây suy giảm chức năng thận và bàng quang. Để biết cơ thể có được cung cấp đủ nước hay không, bạn hãy để ý đến màu sắc của nước tiểu, màu nước tiểu vàng nhạt là tốt nhất, nếu có màu vàng sẫm đến vàng sẫm có nghĩa là cơ thể đang thiếu nước trầm trọng.
– Khi uống nước, bạn nên chia thành nhiều lần trong ngày, không nên uống một lần quá nhiều nước.
Các loại nước có tác dụng tốt trong quá trình chữa sỏi bàng quang
Khi bị sỏi bàng quang ở thể nhẹ, bạn có thể tham khảo một số loại nước dưới đây để bệnh hiệu quả:
Râu ngô
Râu ngô có tác dụng cực tốt khi chữa các bệnh như gan và thận
Được biết đến như một loại thảo dược chứa nhiều vitamin và các vi chất chống oxy hóa, ít ai biết rằng râu ngô còn là loại thảo dược giúp lợi tiểu, có tác dụng giúp hạn chế viêm nhiễm đường tiết niệu, giúp đào thải các mảnh sỏi bàng quang nhỏ ra ngoài một cách nhanh chóng.
Cây bồ công anh
Bồ công anh là vị thuốc quý trong nhiều bài thuốc
Bồ công anh là loại thảo dược mọc dại rất nhiều ở các vùng núi cao, có vị đắng, cực kỳ hiệu quả trong việc ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn, lợi tiểu, nhuận trường, bảo vệ hệ tiết niệu và gan. Nhờ công dụng lợi tiểu, cây bồ công anh được xem là một trong những loại dược liệu thường được sử dụng để điều trị các bệnh như sỏi thận, sỏi tiết niệu, đặc biệt là chữa sỏi bàng quang.
Kim tiền thảo
Kim tiền thảo được sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc điều trị các bệnh sỏi tiết niệu vì có chứa các hợp chất như saponin triterpenic, polysaccharid… giúp giảm thiểu nguy cơ hình thành sỏi và hạn chế sự phát triển của sỏi, đồng thời bào mòn viên sỏi theo thời gian. Đặc biệt, kim tiền thảo là dược thảo hầu như không có tác dụng phụ nên có thể sử dụng cho nhiều độ tuổi trong thời gian dài. Ngoài những công dụng nêu trên, kim tiền thảo còn có khả năng làm giảm nồng canxi oxalat (một trong những thành phần chính cấu tạo nên sỏi bàng quang), không để canxi tích tụ thành sỏi.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, kim tiền thảo còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giúp bàng quang khỏe mạnh, tránh các tác động tiêu cực của sỏi.
Atiso
Atiso thường được dùng để nấu nước uống hoặc làm thực phẩm nấu một số món ăn
Atiso là loại cây có nguồn gốc từ Địa Trung hải, được người Pháp đưa vào Việt Nam khoảng những năm 1930. Hiện nay, atiso được trồng nhiều ở các khu vực núi cao như các tỉnh Tây Nguyên, trở thành một trong những loại nước uống khá quen thuộc đối với nhiều người. Trong Atiso có chứa các nhiều các chất chống oxy hóa, giải độc tốt và bảo vệ gan. Vì khá lành tính nên bạn có thể dùng nước atiso uống thay nước để chữa bệnh hàng ngày.
Chuối hột
Chuối hột là vị thuốc được dân gian lưu truyền với công dụng chữa sỏi bàng quang khá hiệu quả. Trong chuối chứa nhiều các chất như chất xơ, chất khoáng và hàm lượng tanin cao. Chuối hột thường được ngâm rượu hoặc dùng để chữa một số bệnh như đau nhức cơ thể, giải độc, hắc lào, kiết lỵ
Bài thuốc chữa trị sỏi bàng quang từ chuối hột
Lấy chuối hột già, còn xanh vỏ, thái lát mỏng đem đi sao khô, sau đó hạ thổ 48 tiếng rồi tán thành bột mịn. Mỗi lần uống khoảng 12g, uống 1 ngày 3 lần. Uống liên tục khoảng 1 đến 2 tháng sẽ thấy bệnh sỏi tiết niệu cải thiện rõ rệt.
Cây mã đề
Mã đề là loại cây có nhiều dược tính, được dùng để chữa nhiều bệnh
Bông mã đề là một loại dược thảo thân ngắn, vị ngọt, phân bổ ở nhiều khu vực ở nước ta. Cây mã đề thường được dùng để chữa các bệnh như bí tiểu, đi tiểu ra máu và đặc biệt là bệnh viêm bàng quang, sỏi bàng quang.
Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Sỏi Bàng Quang Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoBlad Từ Mỹ
Nguồn: PyLoRa.com