Theo thống kê, bất kì vị trí nào trong hệ thống đường dẫn niệu cũng có thể bị sỏi, trong đó: sỏi niệu đạo khoảng 5%, sỏi niệu quản khoảng 28%, sỏi bàng quang 30% và sỏi thận khoảng 40%. Những con số biết nói đó đã cho thấy, vấn nạn sỏi tồn tại trong đường dẫn niệu đã gây ra rất nhiều nguy hiểm, cần tìm ra được cách điều trị sỏi bàng quang và các bộ phận khác trong hệ dẫn niệu để cơ thể lại được khỏe mạnh và tránh được những nguy cơ ung thư.
Sỏi bàng quang là gì?
Theo thống kê, trong số ca sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang chiếm khoảng ⅓, đó chính là những khoáng chất được tích tụ từ nước tiểu đọng lại trong bàng quang (hay còn gọi là bọng đái). Sỏi thường có hình dáng tròn hoặc đôi khi thì xù xì gai góc. Chính vì thế, nó gây ra không ít đau đớn cho người bệnh.
Sỏi còn có thể là được rơi xuống từ thận hoặc niệu quản, nếu sỏi có kích thước nhỏ thì nó hoàn toàn có thể bị đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu, còn đối với những loại sỏi có kích thước lớn hơn thì cần phải tìm ra cách điều trị sỏi bàng quang phù hợp với thể trạng để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ ung thư bàng quang.
Sỏi bàng quang nếu không được chữa trị kịp sẽ dễ dẫn đến ung thư bàng quang
Sỏi bàng quang thường xảy ra ở nam giới, ở những người từ 50 tuổi trở lên, với những biểu hiện rất dễ dàng nhận thấy và cảnh giác:
– Thường hay đau bụng dưới một cách âm ỉ hoặc dữ dội
– Tiểu rát, tiểu buốt, tiểu nhiều lần hoặc gián đoạn dòng nước tiểu
– Dương vật nam giới bị đau hoặc khó chịu
– Tiểu ra máu hoặc nước tiểu sẫm màu
Khi bệnh tiến triển dần sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác như:
– Nếu không có cách điều trị sỏi bàng quang kịp thời, sỏi sẽ gây ra những vấn đề tiết niệu dài hạn như tiểu bị đau rát, đi tiểu nhiều lần… dấu hiệu của rối loạn chức năng bàng quang.
– Đường tiểu bị nhiễm trùng là biến chứng thường thấy của sỏi bàng quang.
– Sỏi tạo ra những kích thích vào thành bàng quang, làm tăng nguy cơ bị ung thư bàng quang cho người bệnh.
Cách điều trị sỏi bàng quang cần biết
Để xác định được cách điều trị sỏi bàng quang hiệu quả, cần thăm khám để xác định xem tình trạng sỏi bàng quang của bạn đang ở mức nào. Và bác sĩ sẽ là người đưa ra cho bạn những lời khuyên hợp lí nhất.
Trước tiên, bạn cần đến ngay cơ quan y tế gần nhất để tiến hành khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ kiểm tra bụng dưới để thăm cầu bàng quang và nếu cần sẽ kiểm tra cả trực tràng để xem tuyến tiền liệt có bị phì đại hay không?
– Soi bàng quang để xác định được vị trí, số lượng và kích thước sỏi có trong bàng quang.
– Chụp cắt lớp vi tính để tìm kiếm sỏi, thậm chí là những viên sỏi nhỏ nhất cũng sẽ được tìm thấy.
– Siêu âm để tìm sỏi bằng sóng âm.
– Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra xem nước tiểu có máu, vi khuẩn hay khoáng chất kết tinh lại hay không?
– Chụp X-quang thận, niệu quản và bàng quang để xem trong hệ tiết niệu có sỏi hay không?
Chụp cản quang tĩnh mạch: khi chất cản quang được tiêm vào tĩnh mạch, nó sẽ theo hệ tiết niệu từ thận xuống bàng quang và niệu quản, hình ảnh trên đường đi sẽ được chụp lại bằng máy chụp X-quang.
Nước tiểu lẫn máu là một dấu hiệu nguy hiểm của ung thư bàng quang
Khi đã xác định được vị trí, kích thước và số lượng sỏi, bạn cần nghiên cứu những cách điều trị sỏi bàng quang hiệu quả sau đây:
Nếu sỏi có kích thước nhỏ, ban hoàn toàn có thể đẩy sỏi ra ngoài môi trường qua đường nước tiểu, chỉ cần bạn cung cấp cho cơ thể đủ nước, duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học thì sỏi sẽ có thể được đưa ra ngoài qua đường tiểu.
Còn đối với những loại sỏi có kích thước lớn hơn thì bạn cần đến những phương pháp sau:
– Tán sỏi nội soi
– Tán sỏi ngoài cơ thể
– Nôi soi lấy sỏi
Tán sỏi ngoài cơ thể bệnh nhân bị sỏi bàng quang
Hoặc nếu sỏi quá lớn không thể áp dụng các thủ thuật trên thì buộc phải phẫu thuật mở bàng quang để lấy sỏi ra. Ngoài ra, sử dụng bộ đôi dược thảo thiên nhiên PyLoBlad nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, làm từ thảo dược thiên nhiên sẽ là một cách điều trị sỏi bàng quang một cách đơn giản, loại bỏ sỏi qua đường tiểu, phục hồi các vết viêm ở bàng quang, lấy lại sự khỏe mạnh cho cơ thể của bạn.
Ung thư bàng quang và cách ngăn ngừa ung thư cần biết
Ung thư bàng quang được xem là một căn bệnh ác tính, thường gặp nhất trong các bệnh ung thư về đường tiết niệu. Bệnh thường xảy ra ở người già, từ 69 tuổi ở nam và 71 tuổi ở nữ. Ung thư phát sinh từ các mô của bàng quang, các tế bào sẽ phát triển bất thường và có khả năng lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Ung thư bàng quang là một căn bệnh nguy hiểm cần phát hiện và điều trị kịp thời
Các nguy cơ gây ung thư bàng quang cần lưu ý và khám chữa bệnh kịp thời như:
– Gia đình có tiền sử người bị ung thư bàng quang
– Thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại như sơn, thuốc nhuộm, kim loại hoặc dầu mỏ.
– Đã từng phải xạ trị ung thư hoặc uống các loại thuốc chống ung thư.
– Hút thuốc lá thường xuyên
– Uống nước giếng có hàm lượng thạch tín cao
– Từng bị nhiễm trùng bàng quang
– Phải sử dụng ống thông tiểu thời gian dài
Cũng như sỏi bàng quang, ung thư bàng quang cũng có những biểu hiện cần đặc biệt lưu ý như:
– Thường xuyên đi tiểu và trong nước tiểu có lẫn máu
– Cảm giác đau buốt khi đi tiểu
– Đau thắt lưng dưới
Để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này, bạn cần quan tâm đến sức khỏe mình hơn nữa bằng những việc làm sau:
– Không hút thuốc lá
– Cẩn trọng với các loại hóa chất khi làm việc
– Kiểm tra nguồn nước đang sử dụng
– Cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể
– Áp dụng chế độ ăn uống và nghỉ dưỡng hợp lí
– Khám sức khỏe định kì và chuẩn bi sẵn sàng tâm lí để đối diện đấu tranh với ung thư
Hãy chủ động yêu thương và chăm sóc cơ thể bằng lối sống khoa học lành mạnh, có như vậy cơ thể mới có thể hoạt động tốt và đủ sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh, duy trì một cơ thể khỏe mạnh cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Sỏi Bàng Quang Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoBlad Từ Mỹ
Nguồn: PyLoRa.com