Cách Nhận Biết Hen Suyễn Ở Trẻ Em

Chia sẻ

Nhiều bậc bố mẹ có biết cách nhận biết trẻ có bị hen suyễn hay chưa? Hen suyễn có những dấu hiệu bệnh lý như thế nào ở trẻ? Bố mẹ hãy theo dõi biểu hiện của trẻ để có cách phòng và chữa bệnh cho kịp thời nhé.

Hen phế quản còn gọi là hen suyễn . Bệnh này đáng quan tâm vì bệnh đường hô hấp mãn tính hay thường xảy ra ở trẻ em. Theo thống kê tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hen suyễn cao gấp đôi người trưởng thành. Độ tuổi khó phân biệt bệnh là từ 2 tuổi trở xuống. Dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn như : trẻ thường xuyên bị lên cơn phải nhập viện, thậm chí có thể tử vong.

Hen là bệnh viêm mãn tính đường thở và tình trạng bị viêm làm cho nhạy cảm với các chất kích thích khác nhau. Khi đường thở tiếp xúc chất sẽ gây nên phù nề, co thắt, chứa đầy chất nhầy nên bị tắc nghẽn khiến cho bệnh nhân có cơn ho, khò khè, khó thở .

Bệnh hen này mang tính chất gia đình, không lây lan , truyền nhiễm nhưng lại di truyền.

Chẩn đoán khi trẻ có dấu hiệu đang lên cơn: trẻ ho, có cảm giác nặng ngực, thở khò khè, khó thở (thở nhanh, thở co kéo lồng ngực, co kéo cơ vùng cổ, cánh mũi phập phồng,…). Tuy nhiên, không phải lúc nào việc chẩn đoán cũng dễ dàng như nhau.

Người lớn nên chú ý khi trẻ bị ho tái đi tái laị nhiều lần (đặc biệt là ho về đêm), khò khè, khó thở xuất hiện lập lại nhiều lần và nặng hơn lúc ban đầu. Khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố (tiếp xúc với những yếu tố sinh học, vật lý, hóa học, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng tức ngực, thở khó).

Trẻ khò khè, khó thở là những yếu tố gợi ý khá quen thuộc, thì ho tái đi tái laị là triệu chứng thường xuyên dễ gặp ở trẻ nhưng lại hay bị người lớn lãng quên . Vì khi trẻ mắc bệnh hen sẽ biểu hiện bằng những cơn ho về đêm (nhiều khi ho đến mức làm trẻ không thể ngủ được) mà không hề có triệu chứng gợi ý này vào ban ngày. Một số nhà chuyên môn thường goị đây là “hen dạng ho” một triệu chứng đặc biệt của bệnh mà thường bị bỏ sót.

Nếu trẻ gặp những triệu chứng trên cần được đưa đến khám chuyên khoa hô hấp để bác sĩ chẩn đoán phù hợp.

Tuy nhiên , trẻ không có biểu hiện lên cơn hoặc có những biểu hiện không rõ ràng thì được gọi là “hen dấu mặt“. Việc điều trị thường khó thực hiện được cho trẻ dưới 6 tuổi. Vì thế , khi điều trị bố mẹ cần hỗ trợ trẻ phối hợp với bác sĩ trong quá trình điều trị.

Ở trẻ dưới 2 tuổi, cần lưu ý đến hen khi thấy trẻ có dấu hiệu khò khè tái phát ít nhất 3 lần ngay cả khi trong gia đình, người thân không có ai bị hen hoặc dị ứng.

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.