Rất nhiều người cho rằng huyết áp thấp chỉ xảy ra ở người lớn tuổi tuy nhiên bệnh huyết áp thấp ở trẻ em cũng thường rất hay gặp. Huyết áp thấp ở trẻ em thường được phát hiện muộn thường là kho có các biến chứng về bệnh tim mạch. Để có thể phát hiện sớm huyết áp thấp ở trẻ em thì các bậc phụ huynh cần mang con đến bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra.
Bệnh huyết áp thấp đối với trẻ em
Vì sao trẻ nhỏ lại bị huyết áp thấp?
Tùy thuộc vào lứa tuổi cũng như cơ địa của mỗi người mà chỉ số huyết áp sẽ khác nhau, ở người trưởng thành bình thường chỉ số huyết áp khoảng 120mmHG, còn đối với trẻ em chỉ sô dao động từ 75-100mmHG/50-70mmHg của trẻ từ một tuổi, từ 1đến 5 tuổi huyết áp dao động 80-110/50-80mmHG, từ 6 đến 13 tuổi 80-120/55-70mmHG nếu trẻ em đo được chỉ số huyết áp thấp hơn mức này sẽ được coi là mắc bệnh huyết áp thấp.
Bệnh huyết áp thấp ở trẻ em thường gặp với tỷ lệ rất nhỏ, thường do:
+ Sự suy giảm nhịp tim, thường chậm hơn so với người lớn nên sự lưu thông mạch máu không được đều đặn
+ Sự hoạt động của tuyến giáp bị suy giảm dẫn đến hoa mắt say xẩm mặt mày.
+ Do trẻ bị suy dinh dưỡng, kém ăn, kén ăn dẫn đến thiếu máu
+ Một số trường hợp bệnh huyết áp thấp ở trẻ em là do di truyền
+ Do trẻ rơi vào trình trạng quá căng thẳng và mệt mỏi.
Huyết áp thấp ở trẻ em thường khó phát hiện sớm
Huyết áp thấp ở trẻ em cũng gây nguy hiểm như ở người lớn nếu không được điều trị và để kéo dài, một biến chứng có thể xảy ra như ngất xỉu, suy giảm trí nhớ, ngồi máu cơ tim, suy giảm van tim, bị suy giáp. .v.v… Mọi đứa trẻ bị bệnh huyết áp thấp thì đây là vấn đề họ đều phải đối mặt.
Các bậc cha mẹ nên làm gì khi con trẻ bị huyết áp thấp?
Cách tốt nhất để phòng ngừa chứng huyết áp thấp ở trẻ em là các bậc cha mẹ cần chú ý vào việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng ăn uống hợp lý, luôn đảm bảo cho con ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn đủ bữa tránh để trẻ bị thiếu dinh dưỡng.
Ba mẹ cần quan tâm đến chế độ sinh hoạt của con cái hơn
Thường xuyên quan tâm con trẻ tránh để trẻ em bị căng thẳng mệt mỏi, các vấn đề ở lớp cũng được quan tâm khéo tránh để xảy ra tình trạng sợ sệt lâu dài.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần phải quan tâm đến chế độ sinh hoạt vận động của con, thường xuyên đưa con rèn luyện thể dục, chọn các môn thể thao phù hợp với sức khỏe của trẻ: chạy bộ, bơi lội, đạp xe…
Thường xuyên chú ý quan sát các biểu hiện của con trẻ, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nào của tụt huyết áp hay tăng huyết áp thì cần đưa ngay đến các bệnh viện chuyên khoa tim mạch gần nhất để kiểm tra, khám chữa và tìm cách điều trị sớm nhất.
>>XEM THÊM: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Huyết Áp Thấp Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoLo Từ Mỹ
Nguồn : PyLoRa.com