Chế Độ Dinh Dưỡng Dành Cho Bệnh Nhân Đang Chữa Sỏi Bàng Quang

Chia sẻ

Sỏi bàng quang là các mảnh khoáng chất cứng, do nước tiểu tích tụ lâu ngày, khoáng chất kết cụm tạo thành sỏi. Sỏi bàng quang là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, chiếm ⅓ trong số các bệnh sỏi về đường tiết niệu. Sỏi bàng quang có nhiều hình dạng và kích thước, nếu sỏi lớn sẽ gây ra các triệu chứng như nặng bụng, đau dữ dội vùng bụng dưới, khó tiểu, nước tiểu sẫm màu hoặc có máu…

Khi chữa sỏi bàng quang, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi cần được chú trọng vì đây là một trong những phương pháp hỗ trợ và cải thiện tình trạng sức khỏe cho các bệnh nhân đang điều trị bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một vài món ăn hỗ trợ trị sỏi bàng quang và thực phẩm cần tránh để mau lành bệnh.

Các món ăn giúp hỗ trợ chữa sỏi bàng quang

Cháo gạo tẻ và Xa tiền thảo: Xa tiền thảo hay còn được biết đến với tên gọi cây Mã đề, là vị thuốc quý trị các bệnh về gan, thận và bàng quang. Xa tiền thảo bạn đem rửa sạch, cho vào nồi nấu cùng 1 lít nước cho sôi sau đó chắt lấy nước, bỏ bã. Dùng gạo tẻ loại ngon, vo sạch, rồi cho vào nấu thành cháo chung với nước xa tiền thảo. Sau khi cháo chín, nêm thêm gia vị và thêm hành lá cắt khúc, ăn khi còn nóng.

Xa tiền thảo là vị thuốc quý được dùng rộng rãi để điều trị bệnh sỏi bàng quang

Đuôi cá chép hầm đậu đỏ, ý dĩ: Chuẩn bị 1-2 đuôi cá chép vàng, rửa sạch, hầm cùng 100g đậu đỏ, 100 ý dĩ. Hàm khoảng 2 giờ, sau đó ăn hết cả nước và cái.

Vỏ dưa hấu nấu cùng rau dền và cỏ tranh: Dưa hấu cắt lấy vỏ, rửa sạch; rau dền, cỏ tranh cắt khúc, rửa sạch. Đem cả 3 nguyên liệu kể trên cho vào nồi nấu cùng 1,5 lít nước, sau khi nước sôi để lửa liu riu để nước sôi già. Để nước nguội, gạn lấy nước và bỏ đi phần bã, cho thêm đường nếu thích uống ngọt, chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Canh nấm nấu cùng giá đỗ: Nấm rửa sạch, cắt miếng vuông, giá đỗ bỏ rễ, rửa sạch. Cho giá đỗ vào nồi nấu trước, sau đó cho nấm vào, nấu sôi khoảng 3 đến 5 phút thì tắt bếp, nêm nếm gia vị vừa ăn. Món canh này nên ăn khi còn nóng, rất tốt cho người viêm tiết niệu, cao huyết áp hoặc đang chữa sỏi bàng quang.

Canh chua cá lóc và rau me: Chuẩn bị 100g rau me cùng cá lóc rửa sạch, đem đi nấu canh chua. Ngoài 2 nguyên liệu này, bạn có thể thêm giá đỗ cùng các loại rau thường dùng cho món canh chua.

Canh bí đao và đậu xanh: Dùng đậu xanh loại ngon, rửa sạch, cho vào nồi nấu cùng bí đao và một ít nước. Sau khi canh chín, chia thành nhiều lần ăn trong ngày. Món canh này giúp lợi tiểu, thanh nhiệt, chữa các chứng viêm đường tiết niệu, tiểu nóng rát do sỏi bàng quang gây ra.

Canh cua rau bợ: Dùng 100g rau bợ nấu cùng 100g cua đồng xay nhuyễn, nếu thích bạn cũng có thể cho thêm mướp hương, rau đay, mồng tơi để tăng thêm hương vị cho món ăn.

Canh thịt nạc, rau sam nấu cùng đậu xanh: Thịt nạc rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, rau sam rửa sạch, cắt khúc, đậu xanh rửa sạch. Cho thịt nạc, rau sam và đậu xanh vào nấu từ  đến 1,5 giờ, cho đến khi thịt heo thật mềm. Món này có tác dụng mát gan, giải độc, thích hợp cho những người đang chữa sỏi bàng quang hoặc đang điều trị các bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu, bị bệnh kiết lỵ, nhiễm trùng đường tiết niệu…

Canh đậu xanh nấu củ cải trắng: Củ cái tránh gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nấu cùng đậu xanh và nước đến khi sôi, nấu thêm tầm 30 phút. Nên nấu nhiều, chia ra ăn nhiều lần trong ngày có thể trị dứt các triệu chứng như nước tiểu vàng, tiểu đêm, tiểu ra máu hoặc một số bệnh khác như nóng trong người, nghẹt mũi, cảm…

Canh cá lóc nấu rau ngổ: chuẩn bị các nguyên liệu cần cho món canh chua như: rau ngổ, giá, đậu bắp, dứa, rau nêm, me, ớt… cùng 1 con cá lóc để nấu canh chua. Nên ăn canh chua rau ngổ trong vòng 1-2 tuần để thấy tác dụng rõ ràng.

Một số loại thực phẩm cần tránh khi đang chữa sỏi bàng quang

Rượu, bia hay chất kích thích là một trong những loại thức uống hàng đầu bạn phải kiêng khi điều trị sỏi bàng quang

Theo khuyến cáo của bác sĩ, các bệnh nhân đang điều trị sỏi bàng quang và theo dõi tình trạng phát triển của sỏi không nên ăn một số nhóm thực phẩm dưới đây:

Nhóm thực phẩm nhiều Axit và Vitamin C: Mặc dù Vitamin là loại vitamin cần thiết cho cơ thể nhưng chính vitamin và các loại thực phẩm chứa nhiều axit lại là tác nhân chính làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.

Nhóm thực phẩm nhiều chất béo: Đa phần các bệnh nhân bị sỏi bàng quang đều cần hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo, nhất là các thực phẩm có nguồn chất béo từ động, các món chiên xào… Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc thực vật, bổ sung thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt.

Người bệnh cũng cần tránh xa các món ăn cay nóng, nhiều gia vị

Nhóm thực phẩm nhiều muối và canxi: Hạn chế muối và các thực phẩm nhiều canxi sẽ giúp người bệnh sỏi bàng quang hạn chế được tình trạng hình thành sỏi mới trong quá trình chữa sỏi bàng quang.

Nước uống có gas cũng là một trong những tác nhân khiến bàng quang bị kích thích, ảnh hưởng đến sức khỏe bàng quang

Ngoài ra, bạn cũng có thể dựa vào loại sỏi bàng quang đang mắc phải mà có chế độ ăn kiêng hợp lý:

Sỏi Canxi: Người có sỏi canxi cần hạn chế các thực phẩm như: hải sản, rau diếp cá, rau cần, trứng, sữa, đậu, xà lách, tôm, cua…

Sỏi Oxalat: Người bệnh nên kiêng các loại thực phẩm chứa nhiều chất oxalat như: măng tây, rau dền, rau muống, dâu tây, me…

Sỏi Phosphat: Nếu loại sỏi bàng quang bạn mắc phải là sỏi Phosphat bạn cần tránh xa các thực phẩm sau: sữa, ngũ cốc, đậu, tôm cua, nội tạng động vật, đặc biệt là gan…

Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Sỏi Bàng Quang Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoBlad Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.