Chữa Trị Sỏi Bàng Quang Có Cần Mổ Hay Không?

Chia sẻ

Chữa trị sỏi bàng quang có cần mổ hay không, là một câu hỏi thường gặp ở các bệnh nhân sỏi bàng quang. Đây là căn bệnh chiếm tỉ lệ lớn trong số các loại bệnh về đường tiết niệu, lên đến 30%, gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm về sau. Thế nhưng, tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra những liệu trình điều trị khác nhau, hãy chủ động nắm bắt thông tin và kiến thức về cách chữa trị sỏi bàng quang trong bài viết này!

Sỏi bàng quang là gì?

Đó chính là những khối rắn tồn tại trong bàng quang, được tạo thành qua quá trình lắng đọng và tích tụ các khoáng chất có trong nước tiểu. Sỏi có thể là hình tròn hoặc xù xì, góc cạnh, dần dà sỏi sẽ lớn dần lên và di chuyển trong bàng quang theo tư thế của người bệnh, điều này gây ra nhiều đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân.

Sỏi bàng quang gây ra những cơn đau khó chịu cho người bệnh

Thành phần chủ yếu của sỏi là canxi, amoni, magie, photphat hoặc oxalic, xystin hoặc photphat canxi. Thường sẽ gặp sỏi hỗn hợp và được bao bên ngoài một lớp bạch cầu. Sỏi thường tồn tại một hoặc nhiều viên với các kích thước khác nhau, đã có trường hợp phát hiện ra sỏi to bằng quả trứng trong bàng quang bệnh nhân. 

Nguyên nhân hình thành sỏi bàng quang

Chức năng của bàng quang là chứa đựng, kìm hãm và cho nước tiểu thoát ra ngoài môi trường theo ý muốn. Nước tiểu được bài xuất từ thận, theo đường dẫn niệu xuống lưu trữ ở bàng quang rồi mới được xuất ra ngoài qua niệu đạo. Sỏi bàng quang sẽ được hình thành do những nguyên nhân chính như sau:

– Nước tiểu bị ứ đọng, tích tụ lâu ngày hình thành sỏi

– Sỏi rơi từ thận hoặc niệu quản xuống bàng quang

– Sỏi sinh ra từ thiết bị hỗ trợ như ống thông nước tiểu, thiết bị tránh thai, hoặc di chứng sau phẫu thuật đường tiết niệu…

– Ở phụ nữ, thành bàng quang bị yếu và sa xuống âm đạo, gây tắc nghẽn dòng nước tiểu và hình thành sỏi.

Thành bàng quang bị yếu và sa xuống âm đạo hình thành nên sỏi bàng quang

– Cơ thể dư thừa các chất khoáng như canxi, photpho… mà không được cung cấp đủ nước.

– Ít vận động, thường xuyên ngồi 1 chỗ quá lâu.

– Ít uống nước lọc, không ăn nhiều rau xanh, hoa quả…

Triệu chứng của bệnh sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang ban đầu sẽ không xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng, chỉ khi sỏi lớn và gây ra các cơn đau khi di chuyển hoặc gây tắc dòng tiểu thì người bệnh mới bắt đầu chú ý và phát hiện ra các dấu hiệu một cách rõ ràng hơn:

– Đau vùng bụng dưới hoặc hạ vị âm ỉ, đôi khi dữ dội hơn

– Nước tiểu thay đổi màu, sậm hơn hoặc có lẫn máu

Tiểu ra máu là một trong những dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh sỏi bàng quang

– Thường xuyên đi tiểu, nhất là vào ban đêm

– Tiểu rát, buốt, cảm giác nóng ran và khó chịu

– Dòng tiểu bị ngắt quãng, tiểu nhiều lần

– Dương vật ở nam giới bị đau, có cảm giác khó chịu.

– Đôi khi sốt nhẹ và có dấu hiệu nhiễm khuẩn

Khi phát hiện cơ thể có những biểu hiện như trên, cần đến ngay cơ quan y tế để tiến hành thăm khám và xác định tình trạng bệnh và được tư vấn cách chữa trị sỏi bàng quang hiệu quả nhất đối với cơ thể của mình. 

Những cách chữa trị sỏi bàng quang cần biết

Tùy vào tình trang và thể trạng người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra những sự tư vấn và phác đồ điều trị phù hợp. Nếu sỏi còn nhỏ, bạn hoàn toàn có thể đào thải sỏi ra ngoài bằng cách cung cấp cho cơ thể lượng nước đầy đủ, sỏi sẽ được đưa ra ngoài môi trường một cách tự nhiên qua đường tiểu. Còn nếu sỏi đã phát triển thành kích thước lớn thì cần có sự can thiệp của các thiết bị y tế hiện đại hơn.

Để xác định được cách chữa trị sỏi bàng quang phù hợp, cần xác định được số lượng và kích thước sỏi của bệnh nhân:

– Xét nghiệm nước tiểu để xác định được có sự tồn tại của sỏi hay không?

– Soi bàng quang để xác định được số lượng, vị trí và kích thước của sỏi trong bàng quang.

– Siêu âm giúp phát hiện sỏi bằng sóng âm và chụp cắt lớp vi tính sẽ phát hiện ra được những viên sỏi dù là nhỏ bé nhất.

– Chụp cản quang tĩnh mạch bằng cách tiêm thuốc cản quang vào cơ thể, thuốc đi qua hệ tiết niệu từ thận đến bàng quang và niệu quản, các hình ảnh trên chặng đường đó sẽ được chụp lại bằng máy X-quang.

Mổ bàng quang lấy sỏi

Sau khi xác định được kích thước sỏi sẽ được chỉ định phương pháp điều trị, đối với sỏi nhỏ hơn 6mm, bạn có thể: 

– Nội soi lấy sỏi

– Tán sỏi nội soi

– Tán sỏi ngoài cơ thể

Đối với sỏi lớn hơn 25mm, lúc này bạn phải tiến hành phẫu thuật mở bàng quang để lấy sỏi. Đây là loại phẫu thuật đơn giản, ít tốn thời gian nhưng khoảng thời gian hậu phẫu lại thường dài hơn phương pháp tán sỏi nội soi.

Cần chủ động tìm hiểu và phòng ngừa sỏi bàng quang một cách khoa học và hợp lí. Thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, cung cấp đủ nước, tăng cường rau xanh và hoa quả cho hệ tiết niệu khỏe mạnh, phòng ngừa sỏi bàng quang. Khi đã mắc bệnh thì cần tìm ra cách chữa trị phù hợp nhất, bộ đôi dược thảo thiên nhiên PyLoBlad nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, làm từ thảo dược thiên nhiên là cách chữa trị sỏi bàng quang đơn giản, loại bỏ sỏi qua đường tiểu, phục hồi các vết viêm ở bàng quang, lấy lại sự khỏe mạnh cho cơ thể của bạn.

Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Sỏi Bàng Quang Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoBlad Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.