Đau Nhức Vùng Lưng Hông Là Dấu Hiệu Đáng Ngại Của Bệnh Sỏi Bàng Quang

Chia sẻ

Bạn thường xuyên gặp những cơn đau khó chịu ở vùng bụng dưới, lưng và hông? Gây cản trở và khó khăn trong các sinh hoạt đời sống hằng ngày? Bạn lo lắng và không biết bản thân đang mắc phải bệnh gì? Đó chính là những biểu hiện đáng lo ngại của căn bệnh sỏi bàng quang, một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở hệ tiết niệu.

Căng tức vùng thắt lưng, đau âm ỉ liên tục

Các cơn đau âm ỉ, không quá dữ dội nhưng kéo dài và liên tục cho thấy, có thể cơ thể bạn đã bắt đầu xuất hiện sự tồn tại của sỏi nhỏ hoặc vừa ở thận, niệu quản. Nếu đau kéo theo khó tiểu, thì rất có thể sỏi đã đến cổ bàng quang hoặc lọt đến niệu đạo. Tiềm ẩn nguy cơ hình thành bệnh sỏi bàng quang với kích thước lớn và phát triển ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Đặc biệt, đây còn là nguy cơ của bệnh sỏi thận, khi bạn ngồi quá lâu và đột ngột thay đổi tư thế khiến sỏi dễ phát triển thành những viên to, gây áp lực đến các khu vực xung quanh, khiến chúng bị chèn ép và gây ra đau đớn.

 

Không được lơi là trước những cơn đau vùng thắt lưng vì nó có thể là dấu hiệu của bệnh về tiết niệu

Thắt lưng, vùng bụng đau dữ dội kéo dài

Đây là dấu hiệu của những cơn đau quặn thận, xuất phát từ vùng thắt lưng, hông sau đó lan xuống bụng và háng. Hiện tượng này cho thấy sỏi đang di chuyển xuống niệu quản, gây áp lực và co thắt niệu quản, dẫn đến những cơn đau quặn. 

Đứng ngồi không yên

Khi cơ thể tồn tại sỏi, nó sẽ gây ra những cảm giác đau mỏi khó chịu, khiến người bệnh trằn trọc, đứng ngồi không yên. Phải liên tục, thường xuyên thay đổi tư thế để tìm được sự thoải mái, gây bất tiện trong sinh hoạt và giấc ngủ người bệnh. 

Bệnh sỏi bàng quang khiến người bệnh bất tiện trong sinh hoạt và làm việc

Đi tiểu thường xuyên trong ngày

Sỏi tồn tại ở đầu bàng quang, cuối niệu quản hoặc cổ bàng quang nghĩa là bạn đã mắc phải căn bệnh sỏi bàng quang, nó sẽ khiến bạn mắc tiểu nhiều lần, dòng tiểu bị ngắt quãng, mỗi lần chỉ đi được một lượng rất nhỏ. Nguyên nhân chính là bởi các viên sỏi gây kích thích, co thắt rối loạn, phát ra những tín hiệu mắc tiểu giả.

Buồn nôn

Do giữa thận và đường tiêu hóa có chung đường truyền tín hiệu, thế nên sỏi trong thận có thể gây áp lực đến các dây thần kinh đường tiêu hóa, khiến dạ dày bị co thắt, khó chịu và buồn nôn.

Nước tiểu lẫn máu

Đi tiểu ra máu là một dấu hiệu đáng ngại về bệnh sỏi bàng quang. Nguyên nhân là do sỏi di chuyển làm tổn thương thành bàng quang, gây chảy máu. 

Tiểu ra máu là một biểu hiện nguy hiểm của bệnh sỏi bàng quang

Sốt nhẹ

Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị nhiễm trùng thận, nhiễm trùng bàng quang hoặc một bộ phận khác của đường tiết niệu, sốt đi cùng ớn lạnh, run rẩy, cơ thể mệt mỏi và vô cùng khó chịu. 

Nước tiểu vẩn đục

Dấu hiệu này cho thấy bạn đang mắc bệnh sỏi bàng quang hoặc sỏi thận – đường tiết niệu. Nó cho thấy đã có quá nhiều chất cặn bã lắng đọng gây viêm đường tiết niệu, khiến nước tiểu bị vẩn đục và có mùi hôi. 

Tiểu rát, tiểu buốt

Đây cùng là một dấu hiệu cơ bản của bệnh sỏi bàng quang nói riêng và bệnh về đường tiết niệu nói chung. Sỏi khi rơi xuống niệu quản hoặc rơi từ bàng quang ra niệu đạo sẽ gây tắc đường tiểu, làm tiểu rát, tiểu buốt. Viên sỏi khi di chuyển sẽ cọ sát vào niêm mạc niệu quản và niệu đạo khiến người bệnh bị đau và cảm thấy nóng rát khi đi tiểu. 

Vùng chứa thận bị sưng

Khi bệnh sỏi chuyển biến đến giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể sẽ bị sưng thận, vùng bụng chứa thận, bụng và háng sẽ bị sưng lên bất thường.

Hiện tượng vô niệu

Sỏi niệu quản có thể dẫn đến tình trạng tắc tiểu một phần hoặc tắc tiểu hoàn toàn. Nguyên nhân là do sỏi làm tắc một bên thận hoặc cả hai bên, làm niệu quản co thắt bất thường gây tắc tiểu hoàn toàn. Gặp phải trường hợp này, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời, nếu không dễ dẫn đến hiện tượng vỡ thận hoặc suy thận cấp rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Vô niệu dễ dẫn đến suy thận vô vùng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh

Cách chữa trị và phòng bệnh đường tiết niệu

Sỏi hình thành do những thói quen sinh hoạt không khoa học thường ngày của người bệnh, chính vì vậy, cần thực hiện lối sống xanh và lành mạnh để phòng ngừa bệnh sỏi bàng quang nói riêng và các bệnh về đường tiết niệu nói chung.

– Cần cung cấp đủ nước cho cơ thể để hệ tiết niệu làm việc hiệu quả

Uống nhiều nước để hệ tiết niệu làm việc hiệu quả

– Ăn nhiều rau xanh, hoa quả

– Nếu sỏi còn nhỏ, hoàn toàn có thể thải sỏi ra ngoài một cách tự nhiên qua đường tiểu

– Nếu sỏi đã phát triển thành kích thước lớn thì cần có sự can thiệp của các thiết bị y tế hiện đại hơn, như: tán sỏi nội soi, tán sỏi ngoài cơ thể hoặc phẫu thuật lấy sỏi.

Và đừng bỏ qua bộ đôi dược thảo thiên nhiên PyLoBlad nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, làm từ thảo dược thiên nhiên. Một phương pháp chữa bệnh sỏi bàng quang đơn giản, loại bỏ sỏi qua đường tiểu, phục hồi các vết viêm ở bàng quang, lấy lại sự khỏe mạnh cho cơ thể của bạn.

Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Sỏi Bàng Quang Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoBlad Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.