Giãn tĩnh mạch là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ. Đây là căn bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn tác động trực tiếp đến thẩm mỹ. Nếu để bệnh kéo dài dễ gây ra tình trạng nguy hiểm, nghiêm trọng nhất là bị cắt bỏ chân. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu cặn kẽ giãn mạch máu là bệnh gì. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn về căn bệnh này.
1. Giãn mạch máu là bệnh gì?
Giãn mạch máu hay còn gọi là giãn tĩnh mạch là bệnh lý thuộc nhóm máu ngoại vi. Đây là tình trạng máu lưu thông về tim của hệ thống tĩnh mạch bị cản trở khiến cho lượng máu bị ứ đọng dẫn đến biến đổi về huyết động. Lâu dần các tổ chức mô bị biến dạng khiến cho tĩnh mạch bị phình ra và nổi lên bề mặt da.
Giãn mạch máu hay còn gọi là giãn tĩnh mạch là bệnh lý thuộc nhóm máu ngoại vi
Tỷ lệ mắc bệnh giãn tĩnh mạch ở nữ giới thường cao hơn ở nam giới và tuổi càng cao thì càng dễ bị bệnh. Hiện nay số lượng bị giãn mạch máu đang có xu hướng gia tăng. Ngoài ra bệnh này cũng xuất hiện ở người lười vận động, hay đứng và ngồi quá lâu.
2. Bệnh giãn tĩnh mạch xảy ra do nguyên nhân nào?
Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến bệnh giãn tĩnh mạch vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên bệnh này cũng có các tác động trực tiếp. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra bệnh có thể bạn chưa biết:
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới giãn tĩnh mạch
– Giới tính: tỷ lệ nữ giới mắc bệnh nhiều hơn do nội tiết tố nữ, do mang thai, trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc sở thích đi giày cao gót
– Di truyền: khi người thân trong gia đình bạn có tiền sử bị giãn tĩnh mạch thì nguy cơ mắc bệnh là rất cao ( khoảng 80%)
– Tuổi tác: tuổi càng cao thì các mạch máu và van điều tiết máu càng dễ bị thoái hóa
– Nghề nghiệp: với những người làm việc hay phải đứng quá lâu như nhân viên văn phòng, giáo viên,…
– Béo phì: người bị thừa cân thì khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường là do huyết áp cao và xơ vữa mạch máu
– Lạm dụng thuốc tránh thai cũng là một nguyên nhân dẫn đến giãn tĩnh mạch
– Do bệnh lý khác như viêm nhiễm, biến chứng tắc mạch, khối u sau phẫu thuật
3. Các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch
Hầu hết các triệu chứng do giãn tĩnh mạch gây ra đều không có biểu hiện rõ ràng khiến cho người bệnh không thể nhận biết được dấu hiệu của bệnh. Dưới đây là một số các triệu chứng mà bạn có thể bắt gặp:
– Các cơ bắp cảm thấy nhức mỏi, cảm giác mỏi các chi khi phải đứng quá lâu
– Bắp chân hay bị chuột rút, nóng rát thường xuyên
– Xuất hiệu triệu chứng phù nề, suy tấy ở cẳng và bàn chân
– Hay bị tê mỏi và ngứa chân
– Xơ cứng, lở loét và bị viêm da
Hầu hết bệnh nhân chỉ phát hiện ra bệnh khi ở giai đoạn nặng. Khi đó, bệnh đã có nhiều biến chứng nguy hiểm và quá trình điều trị càng khó khăn hơn. Vì thế, khi phát hiện thấy các dấu hiệu khả nghi, tốt nhất người bệnh đến các cơ sở y tế để được kiểm tra, khám và chữa trị kịp thời. Vì thế, bệnh nhân không nên chủ quan dù thấy có bất triệu chứng nào bất thường của giãn tĩnh mạch.
4. Bệnh giãn tĩnh mạch gây ra những biến chứng gì?
Một số biến chứng thường gặp ở người mắc bệnh giãn tĩnh mạch:
– Tĩnh mạch giãn ra, nổi trên bề mặt da ảnh hưởng đến thẩm mỹ
– Chân hay bị đau buốt, sưng tấy vì bị chuột rút về đêm
– Viêm da, lở loét và nhiễm trùng thậm chí có khả năng phải cắt cụt chân
– Viêm tắc tĩnh mạch sâu khiến hình thành các khối thuyên tắc. Khi các khối này đến tim sẽ gây ra tình trạng tắc động mạch phổi từ đó làm nguy cơ tử vong
Hiểu được sự nguy hiểm khi bệnh gây ra những biến chứng này, bạn nên tìm các biện pháp để phòng tránh bệnh.
5. Cách ngăn ngừa bệnh giãn tĩnh mạch
Để ngăn ngừa bệnh giãn tĩnh mạch bạn nên chú ý một số điều sau:
Cần phải bổ sung chất sơ cho cơ thể
– Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, đi bộ, chạy 30 phút mỗi ngày để xương khớp được đàn hồi và dẻo dai
– Không nên đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu
– Bổ sung các chất xơ, vitamin vào bữa ăn hàng ngày
– Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày
– Hạn chế đi giày cao gót
– Massage chân thường xuyên, có thể ngâm chân trong nước ấm
– Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai
6. Phương pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch
Tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà bạn sẽ được bác sĩ chỉ định áp dụng biện pháp thích hợp nhất để điều trị:
– Sử dụng thuốc: các loại thuốc giảm đau, đông máu, hỗ trợ giãn tĩnh mạch thường được bác sĩ khuyên dùng khi bệnh ở giai đoạn đầu
– Dùng bằng ép và vớ tạo áp lực: điều này giúp cho các van tĩnh mạch có thể khép lại và giúp máu lưu thông được dễ dàng hơn. Đây cũng là một cách ngăn ngừa bệnh tái phát
– Phẫu thuật: đối với những người bị tổn thương tĩnh mạch nông thì nên áp dụng phẫu thuật để cắt bỏ phần tĩnh mạch bị giãn
– Laser: đây là phương pháp dùng nhiệt lượng của sợi laser để đốt cháy phần tĩnh mạch đã bị giãn.
Với những thông tin về giãn mạch máu là bệnh gì, nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị bệnh mà bài viết đưa ra, mong rằng bạn sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về căn bệnh này. Thay đổi thói quen sinh hoạt để giúp cho lối sống của bạn lành mạnh hơn.
=> XEM THÊM: Giải Pháp Đấy Lùi Bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoVan Từ Mỹ
Nguồn : PyLoRa.com