Hen Nghề Nghiệp Và Những Điều Cần Biết

Chia sẻ

Bệnh hen phế quản nghề nghiệp xảy ra khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích như khói, bụi, hóa chất… Trong môi trường làm việc người bệnh sẽ khỏi phát cơn hen có thể cấp tính hoặc cơn hen sẽ nặng lên gây khó khăn cho việc điều trị. Vì vậy bệnh hen nghề nghiệp cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh xảy ra những tổn thương cho phổi. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để bổ sung cho bản thân kiến thức về căn bệnh nguy hiểm này bạn nhé!

Bệnh hen nghề nghiệp là gì?

Bệnh hen phế quản nghề nghiệp xảy ra khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích như khói, bụi, hóa chất

Hen nghề nghiệp là một dạng của bệnh hen suyễn phát sinh do hít phải khói, khí độc, bụi, hay các hạt nhỏ khác tại nơi làm việc. Những chất này gây kích ứng đường hô hấp ở phổi, làm cho chúng co thắt và sưng lên. Tình trạng này có thể gây nên thở khò khè, khó thở, tức ngực và ho.

Nguyên nhân gây ra bệnh hen nghề nghiệp

Hen nghề nghiệp là do cả cơ chế miễn dịch và không có miễn dịch. Các cơ chế miễn dịch liên quan đến sự tăng nhạy cảm với IgE và không IgE do các chất gây dị ứng ở nơi làm việc.

Sản xuất các loại kháng sinh như: Ampicillin, Spiraycin

Hàng trăm chất gây dị ứng nghề nghiệp tồn tại, từ hóa chất có trọng lượng phân tử thấp đến các Protein lớn. Ví dụ như bụi hạt, Enzyme Proteolytic được sử dụng trong sản xuất chất tẩy rửa, gỗ tuyết tùng đỏ, Isocyanat, Formalin (hiếm khi), kháng sinh (ví dụ Ampicillin, Spiramycin), nhựa Epoxy và trà.

Tiếp xúc với hóa chất như keo có thể sẽ gây ra triệu chứng của bệnh hen

Các cơ chế viêm không trung gian miễn dịch gây ra trực tiếp kích ứng biểu mô hô hấp và niêm mạc đường hô hấp trên.

Triệu chứng và dấu hiệu

Các triệu chứng của đường hô hấp trên có lẽ sẽ xuất hiện trước cơn hen

Các triệu chứng bao gồm khó thở, nặng ngực, thở khò khè và ho, thường có các triệu chứng hô hấp trên như hắt hơi, chảy nước mắt và nước mũi. Các triệu chứng của đường hô hấp trên và kết mạc có thể xuất hiện trước các cơn hen điển hình hàng tháng hoặc năm. Các triệu chứng có thể tăng lên trong giờ làm việc sau khi tiếp xúc với bụi hoặc hơi cụ thể nhưng thường không trở nên rõ ràng sau vài giờ khi rời khỏi nơi làm việc, do đó làm cho mối liên quan với tiếp xúc nghề nghiệp ít rõ ràng hơn. Thở khò khè ban đêm có thể là triệu chứng duy nhất. Thông thường, các triệu chứng biến mất vào cuối tuần hoặc trong các kỳ nghỉ, mặc dù việc tiếp tục phơi nhiễm theo thời gian và giảm nhẹ trở nên ít rõ ràng hơn.

Cách phòng bệnh

Trong môi trường làm việc bao quanh bởi hóa chất và khí độc thì chống bụi sẽ cần thiết nhất

Chống bụi là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc loại bỏ tất cả các trường hợp nhạy cảm và bệnh lâm sàng có thể không khả thi. Một khi nhạy cảm, bệnh nhân hen có nghề nghiệp có thể phản ứng với các chất gây dị ứng trong không khí với nồng độ rất thấp. Các bệnh nhân quay trở lại môi trường mà dị ứng vẫn tồn tại thường có tiên lượng kém hơn, có nhiều triệu chứng về hô hấp, sinh lý phổi bất thường, nhu cầu lớn hơn về thuốc, và các đợt cấp nặng hơn và thường xuyên hơn. Bất cứ khi nào có thể, một người có triệu chứng cần được đưa ra khỏi một bối cảnh gây ra triệu chứng. Nếu phơi nhiễm tiếp tục, các triệu chứng có xu hướng kéo dài. Bệnh hen nghề nghiệp đôi khi có thể được chữa khỏi nếu nó được chẩn đoán sớm và tiếp xúc sẽ chấm dứt.

Khi phát hiện ra căn bệnh này thì người lao động nên có biện pháp dự phòng hiệu quả. Nếu tình trạng bệnh tiến triển nặng bạn cần gặp ngay Bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp. Nếu bạn còn thắc mắc cần được tư vấn thêm hãy liên hệ đến Dược Phẩm PyLoRa chuyên gia sẽ giải đáp mọi thắc mắc giúp bạn

Nguồn: PyLoRa.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.