Hen Suyễn Trong Thai Kỳ

Chia sẻ

Hen suyễn là vấn đề về sức khỏe khá phổ biến trong số phụ nữ mang thai, gồm cả những người chưa từng mắc bệnh này trước đó. Trong thai kỳ, hen suyễn không chỉ ảnh hưởng tới mẹ mà còn làm giảm Oxy tới thai nhi. Tuy nhiên phụ nữ bị hen suyễn vẫn có thể có thai và sinh con bình thường nếu chứng bệnh được kiểm soát tốt.

Trong thai kỳ, hen suyễn không chỉ ảnh hưởng tới mẹ mà còn làm giảm oxy tới thai nhi

Nguy cơ tiềm ẩn nếu hen suyễn không được kiểm soát

Nếu chưa từng bị hen suyễn, thai phụ có thể không để ý thở ngắn hoặc thở khò khè trong thai kỳ là triệu chứng của bệnh hen suyễn. Ngay cả khi biết mình bị hen suyễn, có thể họ cũng không để tâm tới vài triệu chứng nhẹ.

Hen suyễn không được kiểm soát có thể dẫn tới một số nguy cơ về sức khỏe cho mẹ như:

+ Huyết áp cao trong thai kỳ.

Hen suyễn không được kiểm soát có thể dẫn tới huyết áp cao trong thai kỳ

+ Tiền sản giật, chứng bệnh dẫn tới huyết áp cao và có thể ảnh hưởng tới nhau thai, thận, gan và não.

Nguy cơ cho thai nhi:

+ Thai nhi phát triển chậm một cách bất thường (chậm phát triển trong tử cung). Khi chào đời, bé thường nhỏ.

+ Sinh trước tuần thứ 37 của thai kỳ (sinh non)

+ Thai nhẹ cân

+ Tử vong ngay sau khi sinh (tử vong chu sinh)

Nếu kiểm soát tốt bệnh hen suyễn thì nguy cơ trên sẽ ít khi xảy ra.

Điều trị hen suyễn trong thai kỳ

Giống với bất cứ đối tượng nào bị hen suyễn, phụ nữ mang thai cũng cần lên kế hoạch ngăn chặn viêm nhiễm và kiểm soát căn bệnh này, chẳng hạn như ghi lại chuyển động của thai nhi. Thai phụ có thể theo dõi tần suất đạp bụng của con. Nếu tần suất hoạt động của con giảm, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc xin trợ giúp khẩn cấp để được hỗ trợ.

Khi điều trị hen suyễn ở phụ nữ mang thai:

+ Chức năng phổi của thai phụ sẽ được theo dõi để đánh giá khả năng tiếp nhận Oxy của thai nhi. Mức độ nghiêm trọng của hen suyễn thay đổi ở khoảng 2/3 phụ nữ trong thai kỳ, do đó, thai phụ nên đi khám hàng tháng để theo dõi các triệu chứng bệnh và chức năng của phổi. Bác sĩ sẽ dùng phế dung kế (Spirometry) hoặc thiết bị do lưu lượng phổi (Peak Flow Meter) để đo chức năng của phổi.

+ Chuyển động của thai nhi có thể được theo dõi trong 28 tuần.

+ Siêu âm để giám sát sự phát triển của thai nhi. Qua siêu âm, bác sĩ có thể kiểm tra sự phát triển của thai nhi khi thai phụ bị hen suyễn.

Qua siêu âm, bác sĩ có thể kiểm tra sự phát triển của thai nhi khi thai phụ bị hen suyễn.

+ Cố gắng tránh hoặc kiểm soát mầm mống gây bệnh (như khói thuốc lá và mạt bụi) để không phải uống nhiều thuốc. Nhiều phụ nữ gặp các bệnh về mũi có liên quan tới tình trạng hen suyễn. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), căn bệnh phổ biến trong thai kỳ cũng có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn.

Một điểm quan trọng là tăng sức đề kháng với bệnh cúm. Thai phụ nên tiêm vắc-xin cảm cúm trong thời gian sớm nhất có thể, dù đang ở giai đoạn đầu, giữa hay cuối thai kỳ. Vắc-xin cúm có hiệu quả, an toàn cho thai kỳ và được khuyến cáo cho tất cả phụ nữ mang thai.

Hãy theo dõi tình trạng sức khỏe thai kỳ và trao đổi với bác sĩ thường xuyên để có thể bảo vệ tốt nhất cho thai nhi bạn nhé. Cần tư vấn hỗ trợ thêm hãy liên hệ đến Dược Phẩm PyLoRa, chuyên gia sẽ tư vấn giúp bạn! 

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.