Trong thời kì mang thai , người mẹ nếu bị lên cơn hen suyễn sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi trong bụng. Vậy những bệnh nhân hen suyễn khi mang thai cần lưu ý những điều gì ?
Phụ nữ bị bệnh hen suyễn cũng có khả năng mang thai và sinh đẻ an toàn ít hơn . Các nhà nghiên cứu cho biết thêm rằng xu hướng này là rõ ràng hơn khi những người phụ nữ đã lớn tuổi. Chỉ có 39,6% phụ nữ bị hen mang thai được, còn ở phụ nữ không mắc bệnh suyễn con số này lên tới 60,4%.
Hen là một bệnh của đường hô hấp, bệnh này làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi khí , làm cho phế quản và đường dẫn khí trở nên nhạy cảm dưới nhiều tác nhân khác nhau.
Ở phụ nữ mang thai, những khi lên cơn hen sẽ gây khó thở, làm giảm lượng oxy cho thai nhi. Điều này rất không tốt, nên trong suốt quá trình thai kì, bệnh nhân cần phải đi khám đều đặn, để kiểm soát được tình trạng của cả mẹ và bé.
Những triệu chứng bệnh hen ở phụ nữ có thai cũng giống như những người bình thường với những cơn khó thở, thở khò khè, nặng ngực , ho nhiều và cảm thấy không có sức… Tuy nhiên , ở phụ nữ mang thai nếu để bệnh tình nặng và không kiểm soát được sẽ dẫn đến sinh non, thai kém phát triển, chết lưu, thậm chí là gây tử vong cho cả mẹ và con.
Vì vậy việc cung cấp đầy đủ oxy cho mẹ bầu là điều vô cùng cần thiết.
Kiểm soát chức năng hô hấp , theo dõi chức năng phổi của mẹ biết được tình trạng hơi thở phòng ngừa kịp thời khi lên cơn hen.
Thường xuyên theo dõi tình trạng thai nhi trong suốt thai kỳ như sự phát triển của thai, tim thai, sự vận động và dịch ối…
Tránh tiếp xúc với các dị nguyên có thể làm khởi phát bệnh hen như lông chó mèo, lông chim, bụi nhà, khói thuốc lá, mùi nước hoa đậm, những chất gây ô nhiễm môi trường.
Chọn đúng loại thuốc điều trị hen suyễn. Tránh các loại thuốc kháng sinh gây tác dụng phụ và làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Tuân thủ chặt chẽ theo qui định của bác sĩ, để kiểm soát bệnh hen.
Vì vậy, các bà bầu cần phải chú ý để thực hiện nghiêm ngặt các phương pháp điều trị để kiểm soát hoặc ngăn chặn kịp thời các cơn hen.
Nguồn: PyLoRa.com