Mức Độ Nguy Hiểm Của Sỏi Bàng Quang Và Bí Quyết Trị Sỏi Hiệu Quả

Chia sẻ

Việt Nam là một trong những nước nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ mắc bệnh sỏi tiết niệu khá cao, chiếm từ 2 – 12% dân số. Trong đó, sỏi thận và sỏi bàng quang là 2 loại sỏi phổ biến nhất ở nước ta. Sỏi bàng quang thường được phát hiện ở nam giới sau độ tuổi 50, tuy nhiên, sỏi bàng quang cũng được tìm thấy ở các trẻ em có chế độ ăn nghèo nàn, thiếu protein trầm trọng. 

Nhân sỏi bàng quang được tạo thành từ các chất chủ yếu là canxi và hỗn hợp amoni – photphat – magie hoặc photphat canxi hay oxalic, bên ngoài được bao bọc bởi 1 lớp nhân tơ tuyết – bạch cầu. Sỏi bàng quang có nhiều kích thước, có nhiều viên sỏi rất nhỏ chỉ khoảng 5mm nhưng cũng có trường hợp viên sỏi lớn đến 12cm.

Sỏi bàng quang với kích thước lớn sẽ khiến người bệnh gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng

Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?

Sỏi bàng quang là bệnh lý phổ biến và khó phát hiện vì vậy rất nhiều người chủ quan, không tiến hành điều trị kịp thời. Sỏi sẽ di chuyển theo tư thế của bệnh nhân vì vậy khi sỏi to và không được điều trị kịp thời, khi bàng quang hoạt động (co bóp đẩy nước tiểu ra ngoài) sỏi sẽ làm tổn thương lớp niêm mạc bàng quang.

Khi lớp niêm mạc bàng quang bị tổn thương trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn, lở loét khiến bàng quang bị viêm. Nếu để tình trạng viêm kéo dài, không điều trị sỏi bàng quang kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng như viêm bàng quang mạn tính. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của viêm bàng quang là tiểu buốt, nhiều lúc có thể tiểu ra máu, trong nước tiểu có lẫn mủ. 

Các cơn đau buốt kéo dài khi đi tiểu là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh sỏi bàng quang

Người bệnh có triệu chứng đau nhẹ ở vùng trên khớp mu khi nước tiểu tích tụ nhiều trong bàng quang, luôn có cảm giác muốn đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm. Khi bàng quang vị viêm có thể dẫn đến các biến chứng cực kỳ nguy hiểm như: 

  • Nhiễm trùng thận hoặc suy thận
  • Thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt do đi tiểu ra máu
  • Dễ mắc bệnh vô sinh vì đời sống tình dục rối loạn 

Ngoài ra, người bị sỏi bàng quang còn dễ mắc các bệnh khác như teo bàng quang, rò bàng quang. Rò bàng quang sẽ khiến nước tiểu chảy không kiểm soát vào tầng sinh môn hoặc âm đạo, khiến nước tiểu bị rỉ ra và lâu ngày gây viêm âm đạo. Nghiêm trọng hơn, sỏi bàng quang còn gây viêm thận và suy thận.

Khi kích thước sỏi to mà không có phương pháp điều trị sỏi bàng quang phù hợp, sỏi sẽ gây ra tình trạng chèn ép, kích thích khiến phần cổ của bàng quang bị tắc, khiến bệnh nhân có những cơn đau dai dẳng ở vùng hạ vị, cơn đau này sẽ kéo dài, đặc biệt khi đi tiểu.

Bệnh sỏi bàng quang không có triệu chứng rõ ràng và riêng biệt vì vậy rất dễ nhầm lẫn với các bệnh như u bàng quang hay u xơ tuyến tiền liệt. Vì vậy, khi có bất cứ dấu hiệu như tiểu rắt, nước tiểu đục,  đau buốt khi đi vệ sinh, đi tiểu ra máu… nghi ngờ bị sỏi bàng quang, người bệnh cần đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để thăm khám và điều trị sỏi bàng quang kịp thời để không xảy ra trường hợp đáng tiếc. 

Bí quyết điều trị sỏi bàng quang

Tại các bệnh viện, để điều trị sỏi bàng quang, các bác sĩ thường áp dụng 3 cách dưới đây: 

Sử dụng thuốc: dùng cho trường hợp sỏi nhỏ, thích hợp với người già và người có sức khỏe không tốt.

Tán sỏi: Bác sĩ sẽ chỉ định tán sỏi khi viên sỏi có kích thước lớn và không thể sử dụng thuốc. Hiện nay phương pháp tán sỏi tiên tiến nhất và thường được lựa chọn nhất là nội soi tán sỏi bằng laser. Nội soi tán sỏi bằng laser là phương pháp trị sỏi bàng quang phù hợp với các bệnh nhân có sỏi đã điều trị sỏi bàng quang bằng thuốc nhưng không có kết quả khả quan, viên sỏi có kích thước từ 0.6 cm – 2 cm. 

Phẫu thuật: đây được xem là biện pháp cuối cùng để loại bỏ sỏi vì sỏi quá to không thể điều trị bằng 2 phương pháp trên hoặc ngoài sỏi bàng quang còn mắc thêm các bệnh như u xơ tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo… 

Tùy vào tình trạng bệnh, bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp phẫu thuật sỏi bàng quang phù hợp

Phẫu thuật sỏi bàng quang nội soi thường chỉ tốn từ 30 phút đến hơn 1 giờ, tùy theo số lượng sỏi ít hay nhiều và kích thước của sỏi. Sau khi phẫu thuật tuy sỏi đã được lấy sạch, nhưng vẫn có nguy cơ cao tái phát nếu không có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống lành mạnh. Sau khi phẫu thuật sỏi bàng quang, để tránh biến chứng và giảm nguy cơ mắc lại sỏi bàng quang, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Sau khi phẫu thuật không hoạt động mạnh, nghỉ ngơi toàn thời gian.
  • Dùng thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ để vết mổ nhanh lành, không bị viêm nhiễm.
  • Uống nhiều nước, tối thiểu khoảng từ 2 đến 2,5 lít trong 2 – 4 ngày sau phẫu thuật để loại bỏ những mảnh sỏi thừa ra ngoài. Nếu thời tiết nóng, người bệnh nên uống nhiều nước hơn, khoảng từ 3 – 4 lít, hi uống cần chia đều, không uống quá nhiều trong 1 lần uống. Ngoài ra, bạn nên dùng thêm các loại nước mát, lợi tiểu như nước đậu đen rang, nước râu ngô, nước nấu từ rễ cây cỏ tranh…
  • Ăn uống điều độ, đủ 3 bữa trong ngày, đồng thời cần cân bằng tất các nhóm chất dinh dưỡng trong bữa ăn, tránh những món có quá nhiều muối và đạm. Người bệnh cần ăn nhiều những nhóm thực phẩm bổ sung các chất như citrate, potassium và magnesium từ rau xanh, ngũ cốc, các loại đậu…

Sau khi phẫu thuật sỏi bàng quang, người bệnh cần bổ sung thêm loại rau củ quả 

Ngoài 3 phương pháp điều trị sỏi bàng quang kể trên, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thuốc Đông Y hoặc những loại dược thảo lành tính như bộ đôi thảo dược PyLoBlad với 100% thành phần được bào chế từ thiên nhiên, nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ. Bộ đôi dược thảo PyLoBlad giúp đánh tan sỏi bàng quang, ngăn ngừa sỏi tái phát, giúp bảo vệ và phục hồi chức năng thận, loại bỏ các độc tố ở bàng quang, giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm bàng quang. 

Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Sỏi Bàng Quang Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoBlad Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.