Những Nguyên Nhân Gây Huyết Áp Thấp

Chia sẻ

Nếu bạn có những dấu hiệu như chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn thậm chí là ngất xỉu thì có thể bạn đã bị hạ huyết áp. Tình trạng này sẽ thường xảy ra khi bạn mắc một số bệnh ảnh hưởng đến việc vận chuyển máu trong cơ thể như bệnh thiếu máu, tim mạch, nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, nếu bạn không có chế độ ăn uống dinh dưỡng hoặc không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý thì bạn cũng có thể mắc bệnh huyết áp thấp.

Những nguyên nhân gây huyết áp thấp bạn đã biết ?

Do thiếu máu

Tình trạng chảy máu vừa hoặc nặng có thể nhanh chóng làm cơ thể bạn thiếu máu, dẫn đến chứng huyết áp thấp hoặc hạ huyết áp tư thế đứng. Bạn có thể chảy máu do chấn thương, biến chứng phẫu thuật hoặc do các bệnh về đường tiêu hóa như loét bao tử, viêm loét đại tràng, viêm túi thừa,…

Ngoài ra, phình động mạch chủ vỡ cũng làm chảy máu nhanh chóng khiến cho người bệnh bị sốc và tử vong vì thiếu máu.

Các cơ quan bị viêm nhiễm 

Các cơ quan nội tạng trong cơ thể nếu bị viêm nghiêm trọng như viêm tụy cấp có thể là nguyên nhân gây huyết áp thấp. Khi tuyến tụy bị viêm, các chất lưu di chuyển khỏi các mạch máu để đi vào các mô bị viêm xung quanh tuyến tụy và di chuyển đến các mô gần tuyến tụy như khoang bụng rồi rút máu gây ra tình trạng huyết áp thấp.

Do Vasovagal

Vasovagal là phản ứng xảy ra khi một người khỏe mạnh bị mất ý thức tạm thời do phản xạ thần kinh gây chậm nhịp tim và làm giãn nở các mạch máu ở chân dẫn đến nguyên nhân gây huyết áp thấp. Bạn có thể gặp phản ứng vasovagal khi sợ hãi hoặc đau đớn như tiêm rút máu, bắt đầu truyền tĩnh mạch hoặc do rối loạn tiêu hóa.

Bệnh nhiễm trùng huyết 

Nhiễm trùng huyết (nhiễm khuẩn máu) là một bệnh nhiễm trùng nặng trong đó vi khuẩn (hoặc các sinh vật truyền nhiễm khác như nấm) không còn trú ngụ ở tại một vị trí tổn thương nhất định mà đi theo đường máu lan ra khắp cơ thể. Đây là một nguyên nhân gây huyết áp thấp mà ít người biết. Nhiễm trùng huyết có thể đe dọa tính mạng người bệnh khi gây sốc nhiễm trùng và làm tổn thương một số cơ quan.

Do bệnh Addison

Bệnh Addiison làm các tuyến thượng thận (tuyến nhỏ bên cạnh thận) bị phá hủy. Các tuyến thượng thận bị phá hủy nên không thể sản xuất đủ hormone tuyến thượng thận (cụ thể là Cortisol) để duy trì các chức năng cơ thể bình thường. Cortisol có nhiều chức năng, một trong số đó là duy trì huyết áp và chức năng của tim. Người bệnh Addison thường có các triệu chứng giảm cân, mệt mỏi, sạm da và huyết áp thấp.

Hạ huyết áp tư thế khi bạn đứng dậy đột ngột

Hạ huyết áp tư thế (Orthostatic) gây ra huyết áp thấp khi bạn đứng dậy đột ngột từ tư thế ngồi tại bàn làm việc, ngồi xổm hoặc nằm. Khi bạn đứng bật dậy, trọng lực cơ thể làm máu lắng đọng trong các tĩnh mạch ở chân và máu khó quay trở lại tim để bơm làm huyết áp giảm xuống.

Ngoài ra, nguyên nhân gây huyết áp thấp cũng có thể do bạn đứng quá lâu dẫn đến chóng mặt, buồn nôn và ngất xỉu. Trạng thái đứng quá lâu sẽ làm tim bạn đập chậm lại và các tĩnh mạch giãn ra, do đó ngăn chặn quá trình lưu thông máu.

Do sốc phản vệ

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng có khả năng gây tử vong khi người bệnh dị ứng với một số loại thuốc, thực phẩm hoặc nọc độc từ các loại côn trùng. Khi gặp tình trạng này, ngoài tình trạng tụt huyết áp nghiêm trọng thì người bệnh còn có thể bị nổi mề đay, thở khò khè và khó thở do co thắt đường thở và cổ họng bị sưng.

Làm việc quá sức gây ra huyết áp thấp

Làm việc quá sức, căng thẳng

Tình trạng làm việc căng thẳng, ngủ không đủ giấc, thức khuya trong thời gian quá dài cũng là một trong những nguyên nhân gây huyết áp thấp thường gặp.

Bạn nên thực hiện những bước sau để có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

  • Ngủ đủ giấc: Trung bình bạn nên ngủ 8 tiếng một ngày và nên ngủ vào lúc 9-10 giờ tối.
  • Nghỉ giờ trưa: Bạn nên nghỉ trưa trong tầm 15-20 phút để tăng khả năng tập trung và tỉnh táo.
  • Kiểm soát stress: Tập cách kiểm soát stress sẽ giúp bạn dành thời gian thư giãn cho bản thân. Đặc biệt là trước lúc ngủ buổi tối, bạn nên giữ tinh thần thư giãn để có giấc ngủ ngon.

Chế độ ăn uống 

Đây là một trong những nguyên nhân gây huyết áp thấp mà nhiều người gặp phải. Bạn có thể gặp triệu chứng huyết áp thấp nếu ăn uống không điều độ, thường xuyên bỏ bữa và không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Để có chế độ ăn uống hợp lý cho người bệnh huyết áp thấp, các bác sĩ sẽ thường khuyên bạn thực hiện những cách dưới đây.

  • Không bỏ bữa để tránh khỏi tình trạng kiệt sức hoặc mệt mỏi
  • Chia nhỏ bữa ăn để tránh giảm huyết áp đột ngột sau khi ăn no
  • Uống nhiều nước để bù nước cho cơ thể khi bị mất nước do huyết áp thấp
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B12 như thịt, cá, trứng, sữa và ngũ cốc
  • Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều axit folic như rau xanh đậm, trái cây, các loại hạt, đậu, trứng, sữa, thịt, hải sản và ngũ cốc.

Do sử dụng thuốc

Nếu đang điều trị các loại bệnh khác, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về những loại thuốc mình sử dụng có làm bạn hạ huyết áp không để có những điều chỉnh phù hợp.

Dưới đây là những loại thuốc có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp thấp.

  • Thuốc lợi tiểu làm giảm lượng máu như Hydrochlorothiazide và Furosemide
  • Thuốc điều trị các bệnh về tim mạch làm chậm nhịp tim như thuốc ức chế Beta và Digoxin
  • Thuốc chữa bệnh cao huyết áp như thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế men chuyển,…
  • Các thuốc kết hợp với Nitrolycerin có thể gây ra huyết áp thấp như thuốc dùng để điều trị trầm cảm (Amitriptyline), thuốc điều trị Parkinson và rối loạn chức năng cương dương ( Tadalafil).

Nếu bạn bị huyết áp thấp do mắc các bệnh về tim mạch và thiếu máu, bạn nên bổ sung các thực phẩm giúp bảo vệ tim mạch và thực phẩm giúp bổ máu. Bên cạnh chế độ ăn uống, bạn cũng nên báo với bác sĩ về các triệu chứng mà bạn gặp phải khi uống thuốc điều trị các bệnh khác. Bác sĩ sẽ đưa cho bạn những lời khuyên về các loại thuốc phù hợp mà không gây hạ huyết áp.

Cơ thể mất nước

Một trong những nguyên nhân gây hết áp thấp

Tình trạng mất nước là một trong những nguyên nhân gây huyết áp thấp ở những người bị buồn nôn kéo dài, nôn mửa, tiêu chảy hoặc tập thể dục quá mức. Khi cơ thể bạn không được cung cấp đủ nước, bạn sẽ dễ dàng bị kiệt sức và mệt mỏi.

Các nguyên nhân khác có thể khiến cơ thể bạn bị mất nước là tập thể dục, đổ mồ hôi, sốt và kiệt sức vì nóng hoặc say nắng. Những người bị mất nước nhẹ có thể chỉ bị khát và khô miệng. Nếu mất nước từ trung bình đến nặng, bạn có thể gặp tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng. Bạn cũng có thể cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu khi đứng quá lâu.

>>XEM THÊM: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Huyết Áp Thấp Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoLo Từ Mỹ

Nguồn : PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.