Bạn đang cảm thấy cơ thể mình trở nên mệt mỏi hơn, bạn thường xuyên mất ngủ, hay quên, giảm khả năng nhận thức và không tập trung vào những việc đang xảy ra, hay nhầm lẫn, đôi khi chân tay bạn lại cảm thấy tê bì, đau nhức… Vậy theo bạn nguyên nhân là từ đâu? Do chế độ bạn ăn uống không phù hợp hay bạn đang mắc một căn bệnh nào mà chưa phát hiện ra? Những triệu chứng trên là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc chứng bệnh thiếu máu lên não. Vậy nguyên nhân đúng nhất cho bệnh này là gì?
Thiếu máu lên não là gì?
Trước tiên bạn cần hiểu bệnh thiếu máu lên não là gì? Thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu đến não, dẫn tới giảm cung cấp Oxy và các chất dinh dưỡng nuôi não làm tế bào thần kinh thiếu năng lượng hoạt động, ảnh hưởng đến cấu trúc, sự tồn tại và phát triển của hệ thần kinh trung ương này.
Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu não:
- Xơ vữa động mạch: Trong tất cả các nguyên nhân, thì xơ vữa động mạch nguyên nhân chính gây thiếu máu não, các mảng xơ vữa sẽ gây thu hẹp và cản trở quá trình lưu thông đến các cơ quan trong cơ thể, kể cả não bộ và chỉ cần một nhánh mạch bị xơ vữa cũng có thể gây ra hiện tượng thiếu máu não. Nếu không sớm được điều trị, người bệnh sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm chẳng hạn như đột quỵ, tử vong.
- Thiếu máu chất lượng máu kém: Khi số lượng hồng cầu hoặc Hemoglobin giảm thấp hơn so với mức bình thường, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu máu. Lúc này không chỉ não bộ mà cơ quan trong cơ thể đều dễ bị ảnh hưởng, khiến cơ thể xanh xao, nhợt nhạt, người mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau đầu thường xuyên. Thiếu máu chất lượng máu kém có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, đó có thể là do chế độ dinh dưỡng không được tốt, khiến cơ thể không đủ nguyên liệu cho quá trình tạo máu, hoặc cũng có thể do một số bệnh lý khác như nhiễm giun móc, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh tủy xương.
- Huyết áp thấp: Huyết áp thấp khiến áp lực máu lên thành mạch giảm kéo theo là sự giảm lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể, nhất là những bộ phận nằm xa tim như não bộ, các tế bào não không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất , Oxy và máu để hoạt động, gây nên các triệu chứng như đâu đầu, chóng mặt, nhức mỏi, ngất xỉu…. Huyết áp thấp cũng được xem là một trong các nguyên nhân thiếu máu lên não thường gặp nhất, kể cả đối với người cao tuổi hay trẻ tuổi.
- Thiếu máu chất lượng máu kém: Khi số lượng hồng cầu hoặc Hemoglobin giảm thấp hơn so với mức bình thường, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu máu. Lúc này không chỉ não bộ mà cơ quan trong cơ thể đều dễ bị ảnh hưởng, khiến cơ thể xanh xao, nhợt nhạt, người mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau đầu thường xuyên. Thiếu máu chất lượng máu kém có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, đó có thể là do chế độ dinh dưỡng không được tốt, khiến cơ thể không đủ nguyên liệu cho quá trình tạo máu, hoặc cũng có thể do một số bệnh lý khác như nhiễm giun móc, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh tủy xương.
- Bệnh lý đốt sống: Tuổi tác, lối sống ít vận động, thường xuyên đứng, cúi đầu hay ngồi nằm sai tư thế… là những nguyên nhân gây nên các bệnh lý về đốt sống cổ như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm. Khi vùng cổ bị thoái hóa, những mạch máu dẫn máu lên não, sẽ bị chèn ép, gây cản trở máu lưu thông lên não. Đây chính là căn nguyên khiến những người có bệnh lý đốt sống cổ thường gặp tình trạng thiếu máu não. Để hạn chế nguy cơ mặc bệnh thì mọi người, nhất là dân văn phòng nên thường xuyên vận động, thay đổi tư thế, nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, Stress quá mức, đồng thời thực hiện các bài tập thể dục dành cho vùng cổ.
- Một số bệnh lý tim mạch: Trái tim cho nhiệm vụ bơm máu cho hệ thống tuần hoàn, đem dưỡng khí và chất dinh dưỡng tới khắp các bộ phận trong cơ thể. Do vậy, nếu có sự bất thường nào đó trong chức năng và cấu trúc tim, chẳng hạn như hẹp, hở van tim, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, đều có thể gây ảnh hưởng đến lượng máu đến các cơ quan, dẫn đến thiếu máu lên não.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như bất thường cấu trúc não, bất thường mạch máu não, u não… cũng có thể gây nên tình trạng thiếu máu não, tuy nhiên ít phổ biến hơn.
>> Xem thêm: Loại Bỏ Cơn Thiếu Máu Não Sống Lâu Hạnh Phúc Cùng Bộ Đôi Dược Thảo PyLoCe Từ Mỹ
Nguồn: PyLoRa.Com