Tiểu đêm nhiều lần (đa niệu về đêm) là một bệnh lý chỉ việc đi tiểu quá nhiều lần vào ban đêm, hay gặp ở nhiều người, nhất là người cao tuổi. Tiểu đêm là một trong những dấu hiệu của nhiều bệnh, trong đó có các bệnh như viêm thận, suy thận, tiểu đường, phì đại u xơ tuyến tiền liệt và đặc biệt là sỏi bàng quang. Hãy cùng PyLoBlad tìm hiểu về tiểu đêm và mối quan hệ của bệnh tiểu đêm và bệnh sỏi bàng quang để có cách phòng tránh và điều trị sỏi bàng quang thích hợp.
Một số nguyên nhân gây ra tiểu đêm nhiều lần
Đa phần người bệnh khi tiểu đêm nhiều lần đều nghi ngờ mắc các bệnh về thận, thận yếu, thận suy. Tuy nhiên, tiểu đêm lại là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tiểu đêm nhiều lần hường xuất phát bởi các nguyên nhân sau:
– Bệnh về thận: Tiểu đêm nhiều lần thường được xếp vào nhóm các dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh thận, đặc biệt là suy thận mạn tính. Ở giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân sẽ gặp tình trạng đi tiểu nhiều lần trong đêm, nước tiểu ít, có bọt, có hiện tượng phù, chán ăn, xanh xao…
– Tiểu đường: Tiểu đường hay đái tháo đường là bệnh lý nguy hiểm, được phát hiện ở nhiều độ tuổi, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh. Khi bệnh mới chớm, tiểu đêm là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh.
– Sỏi tiết niệu: Sỏi tiết niệu, đặc biệt là sỏi bàng quang là một trong những bệnh gây ra tình trạng tiểu đêm phổ biến nhất. Sỏi hoạt động trong bàng quang khiến bàng quang bị kích thích hoạt động liên tục, kể cả khi chưa tích tụ đủ nước tiểu. Vì vậy, khi có triệu chứng tiểu đêm, bạn cần đi khám bàng quang để có hướng điều trị sỏi bàng quang kịp thời và hiệu quả, tránh biến chứng về sau.
– Bàng quang tăng hoạt: bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai và sinh đẻ nhiều lần bị yếu cơ sàn chậu, khiến cơ bàng quang hoạt động nhiều, khiến người bệnh có cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần mặc dù lượng nước tiểu không nhiều.
– Ung thư bàng quang: Khi khối u phát triển trong bàng quang sẽ gây kích ứng bàng quang, khiến bàng quang chảy máu gây ra hiện tượng đi tiểu nhiều, tiểu buốt và tiểu ra máu.
– Uống quá nhiều nước: Nạp vào cơ thể quá nhiều nước trước khi đi ngủ là nguyên nhân thường gặp khiến nhiều người gặp phải tình trạng đi tiểu 5 – 6 lần vào buổi đêm.
Uống quá nhiều nước trước khi ngủ là không tốt cho sức khỏe
– Stress: tâm lý căng thẳng, áp lực trong công việc, học tập, lo lắng quá mức… khiến cơ thể không khỏe mạnh gây ra triệu chứng tiểu đêm.
– Sử dụng một số loại thuốc: tác dụng phụ của một vài loại thuốc như cao huyết áp, phù thũng… là lợi tiểu, vì vậy bạn nên uống thuốc tránh xa giờ đi ngủ.
– Mang thai: khi thai nhi phát triển lớn sẽ chèn áp lên bàng quang nên các thai phụ đều đi tiểu rất nhiều lần trong ngày.
– Uống quá nhiều trà, cà phê, bia rượu: Những chất kích thích nêu trên đều khiến hệ tiết niệu hoạt động nhiều hơn, nên hiện tượng tiểu đêm là không thể tránh khỏi.
Uống bia nhiều dễ dẫn đến tiểu đêm
Mối tương quan giữa bệnh tiểu đêm và bệnh sỏi bàng quang
Mặc dù là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh, nhưng tiểu đêm vẫn liên quan đến đa số các bệnh lý đường tiết niệu. Trong đó, sỏi bàng quang là bệnh lý phổ biến nhất gây nên triệu chứng tiểu đêm. Ngoài tiểu đêm, bệnh sỏi bàng quang còn có các triệu chứng như:
– Tiểu buốt, tiểu rắt: tia nước tiểu bị tắt khiến cho bộ phận sinh dục có cảm giác đau, tình trạng này sẽ giảm nếu người bệnh ít vận động (vì lúc này sỏi nằm yên không kích thích lên thành bàng quang)
– Tiểu ra máu: Khi sỏi bàng quang gây ra viêm bàng quang sẽ gây chảy máu bàng quang khiến nước tiểu có lẫn máu.
– Đau bụng dưới: sỏi bàng quang lăn trong bàng quang khiến bụng dưới cảm thấy đau, đôi khi là đau dữ dội.
Cách phòng tránh và điều trị sỏi bàng quang hiệu quả
Để phòng tránh và kịp thời trị sỏi bàng quang, không để xảy ra các biến chứng nghiêm trọng, khi có dấu hiệu tiểu đêm cùng các triệu chứng kể trên, người bệnh cần đến ngay các trung tâm y tế để kiểm tra. Ngoài ra, nếu phát hiện bị sỏi bàng quang nhưng sỏi còn nhỏ, hãy áp dụng một số phương pháp dưới đây để trị sỏi bàng quang mà không cần dùng thuốc cũng như can thiệp bằng các biện pháp tán sỏi, phẫu thuật:
– Uống đủ nước: sỏi sẽ theo nước tiểu ra ngoài vì vậy bạn cần uống đủ lượng nước
– Hạn chế các thực phẩm có hại như các thực phẩm có chất béo có nguồn gốc động vật, đồ chiên nước, các thực phẩm muối hoặc nhiều đường. Nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.
– Ăn nhiều cá: trong các chứa rất nhiều vitamin có lợi cho bệnh lý sỏi bàng quang nên trong thực đơn người bệnh nên bổ sung nhiều cá thay vì thịt.
Ăn cá rất tốt cho sức khỏe và bệnh tiểu đêm
– Không ăn các loại nội tạng động vật đặc biệt là gan vì gan chứa nhiều chất tạo sỏi purin
– Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc, cà phê, trà…
Tiểu đêm là hiện tượng đi tiểu quá 2 lần/đêm. Đây là bệnh thường gặp ở tuổi trung niên, người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng này xuất hiện ngay cả với những người trẻ tuổi. Theo Hiệp hội Niệu khoa Quốc tế, độ tuổi từ 20 – 50 bị mắc chứng tiểu đêm chiếm 15%, tuổi > 50 chiếm tới 50%, độ tuổi càng lớn nguy cơ mắc tiểu đêm càng cao. Vậy tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì, nguy hiểm như thế nào và cách chữa trị tiểu đêm làm sao để hiệu quả?
Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Sỏi Bàng Quang Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoBlad Từ Mỹ
Nguồn: PyLoRa.com