Tìm Hiểu Cây Đậu Tương Là Gì? Công Dụng Và Cách Dùng

Chia sẻ

Cây đậu tương hoặc đậu nành là một loại cây nằm trong dòng họ Đậu, làm thức ăn cho người và cả gia súc, chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là lượng đạm dồi dào. Hãy cùng Pyloro.com theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu cây đậu tương là gì và công dụng ra sao nhé!

Cây đậu tương là gì?

Cây đậu tương có tên khoa học là Glycine max được nhiều người yêu thích sử dụng do cung cấp hàm lượng protein lớn. Hiện nay trên toàn thế giới ước tính có hơn 1000 loại đậu tương với những đặc tính khác nhau. Loại hạt đậu Hà Lan là loại có kích thước nhỏ nhất, còn loại lớn nhất thì có vẻ ngoài giống trái cherry. 

Ngoài ra hạt đậu cũng có vô vàn màu sắc đa dạng khác nhau, người ta cũng thường dựa theo màu sắc để đặt tên cho nó như đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh…Nhưng trong các loại đậu tạo thành ngũ cốc thì đậu tương được đánh giá cao nhất về mặt dinh dưỡng. 

Cây đậu tương có xu hướng mọc thành chùm, nhiều lông có dạng dẹt dài

Đặc điểm của cây đậu tương:

– Rễ: là loại rễ cọc, có 2 lá mầm. Trên bề mặt rễ có các nốt sần với chức năng cố định đạm, được hình thành bởi vi khuẩn cộng sinh Rhizobium japonicum.

– Thân: cây đậu tương có thân màu xanh hoặc tím, khoảng từ 14 đến 15 lóng, độ cao từ 0,5 – 1,2 m.

– Lá: có nhiều dạng là thay đổi tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau, bao gồm: lá mầm, lá đơn và lá kép có 3 lá chét.

– Hoa: thuộc loại hoa cánh bướm, mọc thành từng chùm, có từ 7 đến 8 hoa trong một chùm, có 2 màu tím và trắng. 

– Quả (trái): quả đậu tương thuộc loại quả nang tự khai. có từ 2 đến 20 quả riêng mỗi chùm hoa. Trên một cây trung bình lên đến 400 quả, mỗi quả chứa khoảng 2 3 hạt.

– Hạt: có nhiều hình dạng phổ biến nhất là hình tròn, bầu dục, tròn dẹp với những màu như vàng, xanh hoặc nâu đen.

Thành phần dinh dưỡng của cây đậu tương:

Dưới đây là tổng hợp các thành phần chủ yếu có trong cây đậu tương:

Protein: 

Đậu nành nổi tiếng là nguồn thực phẩm cung cấp lượng protein rất dồi dào, hàm lượng của protein chứa trong đậu nành lên đến 36 – 56%. Do đó khi chúng ta tiêu thụ đậu nành sẽ hấp thụ được một lượng protein dinh dưỡng đáng kể, dù cho nếu so sánh với protein từ động vật thì không thể cao hơn được.

Trong đậu nành phân ra làm 2 loại protein chính là glycinin và conglycinin, chúng chiếm đến 80% tổng hàm lượng protein. Thế nhưng tùy theo cơ địa ở một số người có thể bị kích ứng với những loại protein này. Bên cạnh đó, hấp thụ protein từ đậu nành còn đem lại một lợi ích nữa là giúp hạn chế cholesterol mà không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Protein tồn tại rất nhiều trong cây đậu tương

Chất béo:

Vì nằm trong nhóm hạt có dầu nên đậu nành cũng thường được chiết xuất ra để làm dầu đậu nành. Với hạt đậu nành dạng khô, chất béo có hàm lượng khoảng 18% trọng lượng, đa phần là các axit béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn.

Trong đó, loại chất béo có trong đậu nành nhiều nhất là axit linoleic, với hàm lượng khoảng 50% tổng lượng chất béo. Do không có nhiều đường bột nên chỉ số nguyên chất của đậu nành vô cùng thấp, do đó đây là loại thực phẩm rất phù hợp với những người mắc bệnh đái tháo đường.

Chất xơ:

Trong đậu nành có chứa một lượng chất xơ hòa tan và cả không hòa tan vừa đủ. Những sợi chất xơ không hòa tan có thể gây ra tình trạng đầy hơi và khó tiêu với những người bụng yếu, thậm chí có thể tác động triệu chứng của chứng bệnh ruột kích thích.

Thế nhưng với những đối tượng khỏe mạnh, bình thường thì chất xơ hòa tan có trong đậu nành lại đem đến nhiều lợi ích. Khi vào đến đường ruột, chúng sẽ lên men bởi vi khuẩn có sẵn ở đây, điều này giúp cải thiện tình trạng của đường ruột và hạn chế nguy cơ mắc phải ung thư đại trực tràng.

Hàm lượng chất xơ có trong cây đậu tương có thể giúp cải thiện hệ đường ruột rất tốt

Molypden: 

Bên cạnh protein dồi dào, đậu nành còn chứa lượng lớn molypden, đây là một loại nguyên tố vi lượng hầu như chỉ được tìm thấy trong các các loại hạt, ngũ cốc, đậu…

Vitamin K1:

Vitamin K có tên tiếng Anh là phylloquinone, chủ yếu được tìm thấy trong các loại đậu, đây là loại vitamin có chức năng cực kì quan trọng giúp quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn. 

Vitamin B9: 

Vitamin B9 hay còn có tên là folate, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nhất là đối với phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ. 

Đồng: 

Đồng có chức năng chính liên quan đến tim, tiêu thụ đậu nành cũng là một cách giúp hấp thụ đồng.

Mangan: 

Mangan là một loại nguyên tố vi lượng dễ dàng gặp phải trong rất nhiều thực phẩm và cả đồ uống. Đậu nành có chứa lượng axit phytic rất cao với nhiệm vụ hạn chế cơ thể hấp thụ mangan hiệu quả.

Phốt pho: 

Photpho được biết đến là loại khoáng chất vô cùng cần thiết cho cơ thể, nên tiêu thụ đậu nành để bổ sung thêm chất này. 

Vitamin B1: 

Vitamin B1 còn có tên gọi khác là thiamine, có nhiều chức năng quan trọng, thiết yếu cho cơ thể.  

Axit phytic

Axit phytic (phytate) có chức năng là giảm bớt quá trình hấp thụ làm giảm sự hấp thụ các khoáng chất cần thiết như kẽm và sắt. Do đó khi uống đậu nành bạn nên đun sôi sẽ giúp giảm hàm lượng axit phytic này xuống. 

Saponin

Trong đậu nành thường bao gồm nhiều nhóm hợp chất thực vật chính, trong đó có cả Saponin, chúng có nhiệm vụ chính là giúp giảm cholesterol từ động vật. 

Qua bài viết trên đây, Pyloro.com hy vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin thực sự hữu ích giúp tìm hiểu cây đậu tương là gì, công dụng và cách dùng như thế nào nhé!

=> XEM THÊM: Giải Pháp Đấy Lùi Bệnh Phì Đại Tuyến Tiền Liệt Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoRo Từ Mỹ

Nguồn : PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.