Sỏi bàng quang là một căn bệnh tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại có những biến chứng khôn lường nếu sỏi đã phát triển thành dạng sỏi to; khi ấy, phương thức điều trị cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, tốn thời gian và tốn kém chi phí, tổn hại lớn đến sức khỏe người bệnh. Việc kết hợp chữa sỏi bàng quang bằng liệu pháp Đông và Tây y kết hợp đã không còn quá xa lạ, đặc biệt là từ cây rau đắng.
Tổng quan về bệnh sỏi bàng quang
Bàng quang, hay chính là bọng đái, nằm ở vùng hạ vị, nó là một túi cơ hình bầu dục, có chức năng chứa nước tiểu do thận tiết ra, kiềm chế và cho nước tiểu thoát ra ngoài môi trường theo ý muốn thông qua niệu đạo.
Sỏi bàng quang gây ra những cơ đau đớn vô cùng khó chịu cho người bệnh
Sỏi bàng quang hình thành do sự tích tụ các khoáng chất có trong nước tiểu bị ứ đọng lại trong bàng quang. Sỏi thường có hình trong, đôi khi xù xì góc cạnh gây ra những cơn đau khó chịu cho người bệnh, do sỏi sẽ di chuyển qua lại trong bàng quang theo tư thế của bệnh nhân. Bệnh đa phần thường gặp ở nam giới hơn nữ giới, với nhiều nguyên nhân khác nhau.
– Sỏi rơi xuống từ các bộ phận khác trong hệ tiết niệu như thận hoặc niệu quản
– Nước tiểu ứ đọng và tích tụ lâu ngày hoặc cổ bàng quang bị hẹp do bệnh u xơ tiền liệt tuyến…
– Thành bàng quang ở phụ nữ bị yếu, sa xuống âm đạo gây tắc dòng nước tiểu và hình thành sỏi ở bàng quang.
– Cơ thể dư thừa chất khoáng, canxi, photpho… mà thiếu nước.
– Các thiết bị y tế như ống thông tiểu, vòng tránh thai… cũng có khả năng gây hình thành sỏi.
– Ít vận động, ngồi lâu, nhịn tiểu thường xuyên.
– Cung cấp thiếu nước cho cơ thể, ăn uống nghỉ ngơi thiếu khoa học cũng là những nguyên nhân gây ra căn bệnh sỏi bàng quang.
Bệnh mới hình thành sẽ khó phát hiện ra do những biểu hiện bệnh chưa rõ ràng, nhưng nếu đã xuất hiện những biểu hiện dưới đây thì chứng tỏ sỏi trong bàng quang của bạn đã và đang phát triển lớn, gây ra những hậu quả và biến chứng đáng ngại nếu không trị sỏi bàng quang kịp thời, hiệu quả.
– Đau bụng dưới, vùng hông âm ỉ hoặc dữ dội
– Dương vật ở nam giới bị đau hoặc khó chịu
Bệnh thường gặp ở nam giới từ 50 tuổi trở lên
– Tiểu rát, tiểu buốt, cảm giác nóng rát.
– Tiểu nhiều lần, nhất là vào ban đêm; dòng tiểu hay bị ngắt quãng.
– Màu nước tiểu bị sẫm hoặc tiểu ra máu
Những biến chứng đáng lo ngại của bệnh sỏi bàng quang có thể nhắc đến như:
– Rối loạn chức năng bàng quang, gây bất tiện trong sinh hoạt đời sống.
– Nhiễm trùng đường tiểu
– Ung thư bàng quang
Sỏi bàng quang ở dạng nhỏ, hoàn toàn có thể bị đào thải tự nhiên qua đường tiểu. Còn một khi sỏi đã phát triển lớn thì cần có sự can thiệp của các biện pháp và thiết bị y tế hiện đại hỗ trợ, ví dụ như tán sỏi nội soi, phẫu thuật…
Rau đắng là cây gì?
Rau đắng hay còn gọi là cây biển súc, càng tôm hoặc xương cá… Nó có tên khoa học là Polygonum aviculare L., thuộc họ rau răm. Câu thường sinh trưởng nơi đất ẩm, nơi bị bỏ hoang…
Cây rau đắng thường gặp trong cuộc sống là một loại thuốc trị sỏi bàng quang hiệu quả
Rau đắng là thân cỏ nhỏ, mọc bò tỏa tròn gần sát đất, có màu đỏ tía, đôi khi phát triển lên đến 10-30cm. Lá mọc theo dạng so le có bẹ chia tách. Hoa rau đắng nhỏ nhắn, màu hồng tía, thường có 3-4 hoa mọc ra từ kẽ lá, hoa nở suốt cả mùa hè.
Theo sách Đông y, rau đắng có vị đắng, tính hàn, được xếp vào loại thuốc “lợi niệu thông lâm” có thể lợi tiểu, trị tiểu vặt, tiểu rát, tiêu viêm, cầm được tiêu chảy và diệt kí sinh trùng. Để làm được thuốc, người ta thường thu hoạch toàn cây cả rễ vào mùa xuân và mùa hè, có thể dùng tươi hoặc phơi khô, cách chế biến không có gì quá cầu kỳ, đặc biệt. Theo dân gian, loại cây này đã giúp rất nhiều người trị sỏi bàng quang thành công. Khoa học cho rằng, trong thân cây có chứa nhiều tinh dầu, acid silicic, các chất polyphennol… có khả năng đánh tan sỏi và bài tiết sỏi ra ngoài qua đường tiểu tự nhiên.
Cùng tham khảo những bài thuốc đơn giản nhưng đầy hiệu quả, hỗ trợ chữa trị sỏi bàng quang triệt để:
– Bài thuốc thứ 1 chữa đi tiểu khó khăn, sỏi tiết niệu: dùng độc vị rau đắng, khoảng 12-15g rau khô hoặc 15-30g rau tươi, sắc thành nước uống thay trà. Hoặc có thể dùng 12g rau đắng cùng 20g mã đề, 20g bòng bong sắc thành nước uống thay trà, liên tục cho đến khi đỡ bệnh.
– Bài thuốc thứ 2 chữa viêm đường tiết niệu, hiện tượng tiểu buốt: dùng 12g rau đắng khô, 10g hoạt thạch, 5g mộc thông, 8g mã đề nấu cùng 3 chén nước, cô thành 1 chén. Chia thành 3 lần uống/1 ngày.
– Bài thuốc thứ 3 chữa viêm bàng quang: dùng 20g tỳ giải, 20g bồ công anh, 12g rau đắng; cùng sài hồ, hoạt thạch, hoàng cầm, cù mạch, mộc thông mỗi thứ 12g, sắc làm 3 lần, mỗi lần 1 giờ. Lần đầu, 3 chén nước sắc thành 1/2 chén, lần thứ 2 và thứ 3 cho 2 chén nước sắc thành 1/2 chén. Gộp 3 lần nấu lại thành 1 chén rồi chia đều ra uống trong ngày, trước khi ăn.
Cung cấp nhiều rau củ quả cho cơ thể để phòng ngừa bệnh đường tiết niệu
Kiên trì áp dụng một trong các bài thuốc này, kết hợp cùng liệu pháp Tây y để điều trị sỏi bàng quang triệt để. Ngoài ra, cần duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, cung cấp đủ nước cho cơ thể để hệ tiết niệu hoạt động hiệu quả, tránh bệnh sỏi bàng quang.
Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Sỏi Bàng Quang Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoBlad Từ Mỹ
Nguồn: PyLoRa.com