Acid Uric Là Gì? Tăng Acid Uric Trong Máu Có Sao Không?

Chia sẻ

Acid uric  Đây là điều đang khiến rất nhiều người thắc mắc. Dù quen thuộc, nhưng không phải ai cũng hiểu được bản chất của loại axit này cũng như ảnh hưởng của nó đến cơ thể.  Trong bài viết này, sẽ giúp bạn có được những thông tin cần thiết. Từ đó, chăm sóc cơ thể mình theo cách tuyệt vời nhất.

Axit Uric là gì?

 Axit Uric là một hợp chất nổi bật, có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Nó được phân lập tử sỏi thận, được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1776. Việc đó được thực hiện bởi Carl Wilhelm Scheele –  nhà khoa học người Thụy Điển. Sau đó, nhà khoa học Ivan Horbaczewski lần đầu tiên tổng hợp được Axit Uric. Ông làm được điều này nhờ nấu chảy Ure Glycine vào năm 1882.

Bản chất của Axit Uric vốn dĩ là một hợp chất dị vòng. Nó được tạo ra một cách tự nhiên bên trong cơ thể do quá trình thoái giáng của các nhân Purin. Sau đó, chúng được hòa tan bên trong máu. Cuối cùng, Axit Uric sẽ được đưa đến thận và thải ra ngoài thông qua đường nước tiểu.

Axit Uric tăng cao có sao không?

Trong cơ thể người, các purin sau khi thoái giáng tạo thành axit uric. Tuy nhiên, vì một vài nguyên nhân bất thường, lượng Acid uric trong máu có thể tăng vọt.

Lúc này, chúng sẽ lắng đọng lại ở da, các khớp, thận. Từ đó, gây nên nhiều bệnh lý khác nhau đặc biệt nguy hiểm cho cơ thể người. Chúng ta có thể kể đến một vài hậu quả nguy hiểm, được nhắc đến nhiều nhất như sau:

  • Một dạng viêm khớp nghiêm trọng thường được nhắc đến với tên gọi là Gout.
  • Khi tinh thể axit uric lắng đọng bên trong, xung quanh các khớp cũng làm viêm, đau và sưng khớp.
  • Axit Uric lắng dưới da có thể tạo nên các hạt tophi. Đây cũng chính là nguyên nhân tạo nên sỏi bên trong thận và gây suy thận.

Vai trò của Axit Uric với cơ thể là gì?

Thông thường, để định lượng được Axit Uric bên trong cơ thể, chúng ta cần thực hiện các xét nghiệm. Từ đó, xác định được chỉ số Axit Uric trong máu.

Vai trò của chất này bên trong máu được đánh giá rất cao. Nó tác động mạnh tới chẩn đoán bệnh gout. Ngoài ra, nó cũng được xem là một trong những yếu tố theo dõi, đánh giá tiến triển bệnh suy thận.

Do đó, trong một vài trường hợp người bệnh sẽ được chỉ định xét nghiệm định lượng Axit Uric. Từ đó, đưa ra phương pháp theo dõi, điều trị bệnh tốt nhất.

Những trường hợp cần định lượng chỉ số Axit Uric

Không phải lúc này xét nghiệm chỉ số này cũng là quan trọng. Dưới đây là những trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh làm xét nghiệm định lượng axit uric.

  • Chẩn đoán và theo dõi, điều trị bệnh gout.
  • Nghi ngờ người bệnh có sỏi thận urat do axit uric tăng cao bất thường trong máu, gây lắng đọng tại thận.
  • Đánh giá độ khả quan của việc điều trị hạ axit máu đối với cơ thể người bệnh.
  • Kiểm tra nồng độ axit uric trong máu của bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng phương pháp hóa trị hoặc xạ trị.
  • Đánh giá nguy cơ hoặc theo dõi tình trạng của bệnh suy thận.

Lúc này, người bệnh cần nhanh chóng làm theo chỉ định của bác sĩ. Từ đó, đảm bảo nắm bắt được tình trạng của cơ thể và đưa ra những phương thức điều trị cần thiết.

Những triệu chứng đầu tiên của tăng Acid Uric máu là gì?

Khoảng 30% người bệnh không có triệu chứng khi tăng Axit Uric trong máu. Mặc dù không gây tử vong, nhưng tình trạng này kéo dài có thể gây nên nhiều biến chứng khó chịu.

Dưới đây là một số triệu chứng giúp bạn nhận biết tình trạng này. Từ đó, nhanh chóng thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

1. Các triệu chứng của bệnh thận và tiết niệu

Các tinh thể axit uric dư thừa chính là nguyên nhân gây nên sỏi thận. Những hòn sỏi nhỏ sẽ được đưa ra khỏi cơ thể thông qua đường nước tiểu. Còn những sỏi lớn không ra được sẽ vướng lại ở thận hoặc đường tiết niệu.

Do đó, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu được coi là một trong những triệu chứng của tăng Axit uric máu. Bạn có thể nhận biết tình trạng này thông qua các dấu hiệu: Buồn nôn, buồn tiểu nhiều, đau lưng dưới…

2. Đau đớn do tình trạng của bệnh Gout

Gout là một tình trạng viêm khớp, xảy ra ở 20% người tăng axit uric trong máu. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ khớp nào bên trong cơ thể người. Nhưng phổ biến nhất chính là mắt cá chân, bàn chân, khuỷu tay, đầu gối.

Các cơn đau do Gout thường xảy ra vào ban đêm. Bạn có thể nhận thấy mình bị đau, cứng khớp, khó di chuyển, các khớp đỏ và sưng to.

Trong trường hợp tăng Axit Uric kéo dài, nó có thể hình thành các hạt tophi. Chúng nhanh chóng tích tụ quanh khớp, dưới da và đường cong ở đỉnh tai. Nếu không giải quyết nhanh chóng nó có thể gây chèn ép dây thần kinh, tổn thương xương khớp nặng nề.

Lời kết

Trên đây, chúng ta đã tìm hiểu về Axit Uric cũng như tác động của tình trạng Axit uric tăng đối với cơ thể. Như vậy, bạn có thể biết Axit Uric là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể người.

Trong trường hợp có bất kỳ thắc mắc gì, gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn nhé.

Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Suy Thận Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoKidney Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.