Amoniac Là Gì? Định Lượng Amoniac Cho Thấy Điều Gì?

Chia sẻ

Amoniac là một cái tên quen thuộc. Nhưng Amoniac là gì? Amoniac có vai trò gì thì không phải ai cũng biết. Hiện tại, khá nhiều trường hợp bệnh nhân được chỉ định đi xét nghiệm định lượng Amoniac trong máu. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về Amoniac cũng như vai trò của nó, đọc ngay bài viết dưới đây, sẽ giúp bạn có được những thông tin quan trọng, cần thiết đấy.

Amoniac là gì? Cấu tạo phân tử của Amoniac

Amoniac được biết đến trong lĩnh vực hóa học với ký hiệu phân tử NH3. Nó nổi bật với nguyên tử Ni tơ nằm trên đỉnh, liên kết cộng hóa trị với 3 nguyên tử Hidro ở đáy.

Bản chất của Amoniac là một hợp chất vô cơ. Nó thường tồn tại ở dạng khí, không màu nhưng có mùi khai cực kỳ khó chịu. Khi nồng độ Amoniac tăng cao, nó có thể khiến người ngửi phải tử vong. Đôi khi tình trạng này cũng gây nên những bệnh lý nguy hiểm cho người ngửi phải.

Amoniac có thể tìm thấy ở đâu?

Trong tự nhiên, Amoniac sinh ra do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc từ các loài động vật, thực vật. Chúng tồn tại với một lượng rất nhỏ trong khí quyển.

Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy amoniac trong những điều kiện sau:

  • Trong một số muối amoni của nước biển.
  • Tìm thấy trong các loại muối amoni sunfat, amoni clorua xuất hiện do núi lửa phun trào,
  • Tinh thể amoni bicacbonat ở một số vùng khoáng có chứa soda.
  • Amoniac cũng được tìm thấy trong nước tiểu của các loài động vật, con người.

Thông thường, Amoniac thường gặp nhất chính là loại trong nước tiểu. Nồng độ Amoniac trong nước tiểu cũng ít nhiều thông báo tình trạng sức khỏe của con người.

Định lượng amoniac trong máu là gì?

Đây chính là xét nghiệm xác thực lượng máu trong huyết tương của người bệnh. Xét nghiệm này thường được thực hiện với máu động mạch bởi nó chính xác hơn khi so với máu tĩnh mạch. Máu động mạch sẽ cho thấy đúng nồng độ amoniac trong máu được đưa tới các tổ chức, cơ quan, mô.

Những bất thường của amoniac bên trong máu và vấn đề cần chú ý

Đôi khi, lượng Amoniac trong máu sẽ gây nên những bất thường. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau xem những bất thường đó cho bạn thấy điều gì nhé.

Nồng độ Amoniac trong máu thông thường là bao nhiêu?

Để xét nghiệm được định lượng trong máu cao hay thấp, bạn cần nắm được chỉ số amoniac máu thông thường. Ở một người khỏe mạnh, nồng độ Amoniac trong máu sẽ nằm ở khoảng từ 12 đến 66 µg/dl. Khi nồng độ giảm xuống thấp hơn, hoặc tăng lên cao hơn đều cần lưu ý. Đó chính là những dấu hiệu đầu tiên thông báo cho bạn tình trạng bất thường của cơ thể.

Những biến đổi của nồng độ Amoniac và dấu hiệu bệnh cần ghi nhớ

Có hai trường hợp bất thường chính là tăng và giảm nồng độ Amoniac trong máu. Chúng ta sẽ cùng xem xét chi tiết những trường hợp này nhé.

Amoniac tăng cao

 Đây là trường hợp thường thấy ở các căn bệnh sau:

  • Viêm gan, xơ gan khi chưa xuất hiện các biến chứng ở não.
  • Tăng cao hơn nhiều đối với người suy gan, hôn mê gan.
  • Amoniac trong máu cũng tăng khi thận của người bệnh có vấn đề. Như suy thận hay ung thư thận. Bởi quá trình lọc máu sẽ không còn tốt, khiến lượng Amoniac trong máu tăng cao bất thường.

Amoniac giảm

  •  Trường hợp Amoniac trong máu giảm khá hiếm thấy. Cũng khá ít trường hợp như vậy được ghi nhận tại các bệnh viện cũng như cơ sở khám chữa. Thông thường, nó cho thấy tình trạng tăng huyết áp ác tính và tăng huyết áp vô căn.

Khi nào thì bệnh nhân được chỉ định đi xét nghiệm nồng độ Amoniac bên trong máu?

 Không phải lúc nào xét nghiệm định lượng này cũng là cần thiết. Dưới đây là những trường hợp khiến bác sĩ quyết định chỉ định cho người bệnh đi làm xét nghiệm.

  • Nghi ngờ bệnh nhân có bệnh lý gây suy gan, rối loạn ý thức. Một số bệnh nổi bật nhất phải kể đến như hôn mê gan, suy gan, xơ gan nặng.
  • Chẩn đoán tình trạng bệnh để phân biệt với các bệnh khác có hậu quả để lại là gây hôn mê.

Cách lấy máu và lưu ý quan trọng trước khi lấy mẫu máu xét nghiệm nồng độ amoniac

  • Mẫu máu xét nghiệm trong trường hợp này thường là khoảng 2ml máu. Được chống đông bằng EDTA hoặc Lithiheparin.
  • Thời gian làm xét nghiệm, lấy kết quả thường mất khoảng 1 giờ.
  • Trước khi làm xét nghiệm không cần nhịn đói, cũng không cần chuẩn bị trước.

Chính vì thế người bệnh có thể làm xét nghiệm bất kỳ lúc nào, không cần chuẩn bị gì cả. Trong trường hợp được chỉ định, bạn nên nhanh chóng đi đến cơ sở xét nghiệm để được giúp đỡ.

Trong trường hợp có bất kỳ thắc mắc gì liên quan tới Amoniac là gì hay tác động của nó, liên hệ ngay với chúng tôi. Bạn sẽ được cung cấp những thông tin cần thiết đấy.

Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Suy Thận Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoKidney Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.