Ure Là Gì? Vai Trò Của Ure Đối Với Cơ Thể Là Gì?

Chia sẻ

Ure là gì? Ure chính là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa, biến đổi của Protein bên trong cơ thể người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về ure cũng như vai trò của nó. Tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về môi trường bên trong cơ thể mình. Từ đó chăm sóc sức khỏe theo cách hoàn hảo nhất.

Ure là gì?

Ure chính là sản phẩm cuối cùng của chuỗi quá trình chuyển hóa Protein tại môi trường trong của cơ thể. Nó sẽ được đào thải ra môi trường ngoài thông qua nước tiểu. Điều này được thực hiện thông qua hoạt động lọc máu và tạo ra nước tiểu của thận. Mùi khai của nước tiểu chính là do ure chuyển hóa tạo thành.

Ngoài đường thải ra ngoài thông qua nước tiểu, Ure cũng được đưa ra khỏi cơ thể bằng cách bài tiết mồ hôi. Tuy nhiên, lượng ure đi ra môi trường ngoài theo con đường này là rất nhỏ. Trung bình, mỗi người sẽ bài tiết khoảng 30 gam ure một ngày.

Chỉ số Ure là gì?

Chỉ số ure cũng là một khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong thời gian qua. Nó chính là chỉ số thể hiện nồng độ của ure trong máu của người.

Thông thường, chỉ số này ở mức từ 0.2 đến 0,4 g/ lít. Nó có thể tăng 0,1 hoặc 0,5 gam/ lít mà không gây vấn đề quá nghiêm trọng. Đồng thời, đảm bảo chức năng của thận vẫn hoạt động bình thường. Nhưng ngoài ngưỡng trên, nó sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều cho thận của bạn.

Những yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số Ure

Các bệnh lý liên quan tới gan, thận có thể khiến chỉ số Ure tăng. Đó chính là do khả năng bài tiết của cơ thể không còn được như bình thường. Nó sẽ khiến lượng ure được đào thải ra ngoài ít hơn. Từ đó, gây ít nhiều khó khăn cho quá trình bài tiết và làm định lượng ure trong máu tăng lên.

Thông thường, chế độ ăn của bạn cũng có thể làm tăng tỷ lệ ure trong máu. Tuy nhiên, quá trình này chỉ là nhất thời và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nó chỉ tăng ngay lập tức sau khi bạn ăn uống mà thôi.

Chính vì thế, việc xét nghiệm xác định chỉ số Ure thường được thực hiện vào buổi sáng. Lúc đó, mọi người chưa ăn uống gì và không làm ảnh hưởng tới kết quả của xét nghiệm.

Ure có vai trò gì đối với cơ thể?

Ure không được đánh giá là một chất quá độc hại. Nó có gây hại nhưng rất ít cho cơ thể người trong trường hợp dư thừa.

Khi nào thì cần xét nghiệm chỉ số Ure

Xét nghiệm Ure trong máu còn được gọi là xét nghiệm BUN. Tức Blood Urea Nitrogen – Xét nghiệm đo lượng nito ure trong máu. Đây là một trong những xét nghiệm cơ bản, có thể thực hiện tại bất kỳ bệnh viện nào.

Những người có triệu chứng cơ thể bất thường hay những dấu hiệu của bệnh thận thường được chỉ định đi xét nghiệm chỉ số ure. Đây chính là xét nghiệm giúp đánh giá sơ bộ tình hình hoạt động của gan thận. Đồng thời, giúp tầm soát một bệnh khác liên quan trong cơ thể.

Khi có chỉ định của bác sĩ, mọi người nên nhanh chóng đi làm các xét nghiệm định lượng ure. Từ đó, chăm sóc cơ thể mình một cách tốt nhất.

Quy trình xét nghiệm ure máu tiêu chuẩn

Xét nghiệm này được thực hiện trong buổi sáng, thời gian xét nghiệm là khoảng 1 giờ. Bản chất xét nghiệm này được tiến hành dựa trên huyết thanh nên bệnh nhân không cần nhịn ăn trước khi thực hiện. Tuy nhiên, không nên sử dụng chế độ ăn có nhiều protein để tránh làm sai lệch kết quả.

Quy trình thực hiện như sau:

  • Bước 1: Nhân viên y tế sử dụng băng, garo chuyên dụng để cố định tay, hạn chế máu lưu thông.
  • Bước 2: Sát trùng sạch sẽ khu vực tiêm, lấy máu bằng cồn y tế.
  • Bước 3: Tiêm kim vào tĩnh mạch để lấy lượng máu vừa phải, đủ cho xét nghiệm định lượng ure là khoảng 2ml.
  • Bước 4: Gỡ dải băng cố định quanh vị trí trên cánh tay. Sau đó thoa gạc hoặc bông gòn có tẩm cồn lên để sát trùng vị trí lấy máu.
  • Bước 5: Dán bông băng lên chỗ vừa tiêm trong 10 đến 20 phút để cầm máu. Sau đó, tránh cử động mạnh tay sau xét nghiệm.
  • Bước 6: Cho máu đã lấy vào ống nghiệm vô trùng để bảo quản và tiến hành xét nghiệm.
  • Bước 7: Đưa máu đã lấy gửi đến phòng xét nghiệm để xác định nồng độ Ure trong máu.

Chỉ số Ure bất thường vì nguyên nhân gì?

Khi chỉ số ure thay đổi có thể người bệnh đang rơi vào một trong những trường hợp sau:

  • Căng thẳng.
  • Bị bỏng da.
  • Đau tim.
  • Chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu dạ dày.
  • Mất nước.
  • Tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu.
  • Thận có vấn đề nên không thể thực hiện việc đào thải chất độc trong máu như bình thường.
  • Suy gan.
  • Đang mang thai.
  • Người bệnh có chế độ ăn không đầy đủ Protein.
  • Đang sử dụng thuốc streptomycin, chloramphenical.

Thông thường, các xét nghiệm chỉ số ure trong máu thường được dùng để đánh giá chức năng thận. Nếu chỉ số này cao thì chức năng của thận kém, có thể có vấn đề nào đó. Còn nếu chỉ số ure máu bình thường trong khoảng cho phép thì thận của bạn đang hoạt động tốt. Chính vì thế, thận được coi là cơ quan tác động chính tới lượng ure trong máu.

Kết

 Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Ure. Với bài viết này, bạn có thể hiểu rõ Ure là gì và nó có tác dụng gì đối với cơ thể. Từ đó, dễ dàng chăm sóc bản thân hơn. Trong trường hợp có bất kỳ thắc mắc gì, đừng quên liên lạc với chúng tôi để được tư vấn và trợ giúp nhé.

Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Suy Thận Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoKidney Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.