Sự phát triển của trẻ sau khi sinh ra không có những điểm cá biệt . Tuy nhiên, với mỗi thời kỳ khác nhau, những đặc điểm tâm sinh lý đều có sự khác biệt. Các giai đoạn phát triển của trẻ được chia thành 3 giai đoạn lớn.
1. Giai đoạn bào thai
Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, hệ thống xương của em bé đã được hình thành và phát triển nhanh chóng. Thời điểm này, trẻ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt Canxi, để xương phát triển chiều cao. Do đó, trong thai kỳ, đặc biệt sau tháng thứ 4, mẹ bầu cần ăn nhiều thực phẩm giàu Canxi để đáp ứng nhu cầu canxi cần thiết của cơ thể cũng như giúp trẻ đạt chiều cao tối đa khi chào đời, tạo tiền đề cho sự phát triển chiều cao của trẻ trong tương lai.
Theo đó, mẹ bầu nếu có chế độ ăn uống cân bằng, tinh thần tốt, nghỉ ngơi hợp lý, cân nặng tăng từ 10 – 12kg theo khuyến cáo của Bộ Y tế , em bé sinh ra sẽ đạt chiều cao chuẩn > 50cm.
2. Giai đoạn 0 – 2 tuổi
Nếu mẹ không biết chiều cao của con được định hình ngay trong thời kỳ bào thai để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển chiều cao của trẻ cũng không nên quá lo lắng. Hãy chăm sóc trẻ thật tốt ở giai đoạn 0 – 2 tuổi. Giai đoạn này, nếu được nuôi dưỡng tốt, trẻ sẽ tăng thêm 25cm trong 12 tháng đầu và 10cm/năm trong năm tiếp theo. Như vậy, trong 2 năm đầu đời trẻ có thể tăng tới 35cm chiều cao.
Để đạt được kết quả trên, bố mẹ nên chăm sóc con thật kỹ về:
- Dinh dưỡng: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Bởi sữa mẹ chứa đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa. Sau 6 tháng, trẻ chuyển sang giai đoạn ăn dặm, mẹ cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm giúp phát triển chiều cao từ đậu nành, cá hồi, yến mạch, hải sản các loại… trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ.
- Chăm sóc sức khỏe: Trẻ cần được tiêm phòng đúng lịch, đủ liều để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh dễ dẫn đến sụt cân, biếng ăn, suy dinh dưỡng, còi xương… Đồng thời, nên cho trẻ tắm nắng từ 15 – 20 phút/ngày để cơ thể tổng hợp Vitamin D, hỗ trợ sự phát triển của xương, khớp. Ngủ trước 10 giờ đêm cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao ở trẻ mẹ nên lưu ý.
3. Giai đoạn dậy thì
Giai đoạn này được gọi là “cơ hội cuối cùng” để thúc đẩy tăng trưởng chiều cao của trẻ. Thời kỳ này có sự khác nhau về độ tuổi phát triển chiều cao ở bé trai và bé gái. Cụ thể, từ 10 – 16 tuổi đối với nữ và từ 12 – 18 tuổi đối với nam.
Ở giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ này, nếu được chăm sóc đúng cách chiều cao của trẻ sẽ tăng từ 8 – 12cm mỗi năm, cho đến năm 20 tuổi sẽ dừng lại.
4. Một số lưu ý dành cho trẻ trong giai đoạn vàng phát triển chiều cao
Giai đoạn phát triển của trẻ
Mặc dù mẹ đã nắm rõ các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ nhưng cần nhớ, nếu không có những “hành động” hỗ trợ kịp thời dưới đây, trẻ có thể sẽ không đạt tới chiều cao mơ ước.
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho trẻ
Dinh dưỡng chiếm 32% sự tăng trưởng chiều cao của con người. Vì vậy, mẹ cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển chiều cao của trẻ như Canxi, Phốt Pho, Magiê, Vitamin D3, Vitamin K… đặc biệt trong các độ tuổi phát triển chiều cao.
Giúp trẻ lựa chọn môn thể thao phù hợp
Ngoài dinh dưỡng, luyện tập thể dục chiếm 20% sự tăng trưởng chiều cao của con người. Tùy theo năng lực và sở thích của trẻ, bố mẹ nên tạo điều kiện cho con tham gia một số môn thể thao tốt cho sự phát triển chiều cao của trẻ như bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ, chạy bộ, đạp xe, nhảy dây….
Nhắc nhở trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc
Sản xuất ra Hormone tăng trưởng đầy đủ là điều cần thiết giúp trẻ phát triển chiều cao. Tuy nhiên, Hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất trong khi trẻ ngủ sâu nhất vào ban đêm. Hãy nhắc nhở trẻ đi ngủ sớm, tốt nhất trước 22 giờ đêm, để đảm bảo sức khỏe tốt cũng như giúp cho việc tiết ra Hormone tăng trưởng nhiều nhất.
Chú ý chăm sóc sức khỏe tâm thần của trẻ
Một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Linkoping ở Thụy Điển đã tiến hành một nghiên cứu về tác hại của Stress ở trẻ em đã đưa ra kết luận, căng thẳng kéo dài ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch và lưu thông máu của trẻ, gây rối loạn nồng độ Hormone tuyến giáp, làm giảm tăng trưởng chiều cao và gây hại cho hệ thần kinh. Vì vậy, bố mẹ cũng nên chú ý vấn đề này.
Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ