Sâm Đương Quy được biết đến nhiều với vai trò là vị thuốc đông y chữa bệnh hiệu quả. Công dụng của cây Đương Quy là gì? Những ai nên sử dụng sâm Đương Quy? Cùng Pylomeno đi tìm câu trả lời chính xác nhất qua bài viết dưới đây nhé!
Sơ lược về dược liệu Đương Quy
Cây Đương Quy còn được gọi với nhiều cái tên như: sâm Đương Quy, tần quy, vân quy. Tên khoa học của loại dược liệu này là Angelica sinensis. Sâm Đương Quy có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc và sớm được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1960. Cây thuốc này được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Lào Cao, Lai Châu, Hòa Bình… Và một số nơi ở Tây Nguyên: Đà Lạt, Lâm Đồng…
Sâm Đương Quy có hoa màu trắng, rễ phình to thành củ lớn
Đương Quy là dược liệu thân thảo, phát triển lâu năm. Rễ cây mọc thành củ lớn. Vì thế nên cây thường được gọi là sâm Đương Quy. Thân cây hình trụ, lá xẻ giống với lá đinh lăng. Cuống lá dài và có bẹ. Hoa Đương Quy mọc thành cụm có màu lục nhạt hoặc trắng. Cây phát triển tốt ở vùng núi cao hiểm trở từ 2000 đến 3000m.
Dược tính của cây Đương Quy
Rễ của cây Đương Quy phình ra thành dạng củ. Chúng chiếm 0,26% lượng tinh dầu – thành phần quyết định công dụng của cây Đương Quy. Ngoài tinh dầu, rễ cây còn chứa các hoạt chất có lợi như: Sacharid, Axit amin, Courmarin, Sterol… Thêm nữa, cây Đương Quy còn chứa hàm lượng Vitamin dồi dào, trong đó có Vitamin B12.
Đương Quy chứa nhiều tinh chất quý chữa nhiều bệnh lý
Theo đông y gia truyền, sâm Đương Quy có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm nồng. Nhờ vậy mà vị thuốc này có mặt trong nhiều bài thuốc bổ huyết, hoạt tràng thông tiện, thanh lọc cơ thể…
Công dụng của cây Đương Quy với sức khỏe con người
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh cây Đương Quy mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe:
- Ức chế khả năng kết tập tiểu cầu. Qua đó, hạn chế tắc nghẽn mạch máu não, viêm tắc tĩnh mạch, đẩy mạnh lưu thông máu khắp cơ thể. Đặc biệt là tuần hoàn máu não.
- Hoạt hóa tế bào Lympho B và T để tăng kháng thể. Tăng cường khả năng miễn dịch, hỗ trợ người hay mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
- Điều trị tình trạng thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, người ốm yếu, da xanh, tái nhợt.
- Điều trị rối loạn kinh nguyệt: bế kinh, vô kinh, kinh nguyệt thất thường, đau bụng kinh…
- Điều trị tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa, táo bón.
- Điều trị tỳ hư và các biểu hiện đi kèm: gầy yếu, chán ăn, mất ngủ.
- Điều trị bệnh mạch vành, viêm tiền liệt tuyến…
- Tốt cho người bị bại liệt, đau nhức xương khớp, đau cột sống.
Đương Quy – dược liệu vàng cho sức khỏe
Những ai nên sử dụng dược liệu Đương Quy?
- Bệnh nhân huyết áp thấp;
- Người mắc chứng thiếu máu, da xanh xao, tái nhợt;
- Khí huyết thất thường, người mệt mỏi, suy nhược
- Bệnh nhân rối loạn kinh nguyệt, phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh.
- Người bệnh gầy yếu, kém ăn, mất ngủ.
- Người bệnh tỳ hư;
- Nữ giới rối loạn kinh nguyệt;
- Nữ giới sau sinh;
- Người bệnh rối loạn tiêu hóa, táo bón thường xuyên;
- Bệnh nhân xương khớp, thần kinh;
Bài thuốc phát huy công dụng của cây Đương Quy với nữ giới
Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều
Dược liệu:
- Đương Quy 12g
- Bạch Thược 8g
- Thục Địa 12g
- Xuyên Khung 6g
- Nước tinh khiết 600ml
Cách dùng:
- Cho toàn bộ dược liệu vào ấm sắc thuốc;
- Sắc thuốc trong 600ml nước tinh khiết đến khi cô cạn còn 200ml;
- Chia làm hai bữa uống trong 1 ngày.
Bài thuốc uống cho sản phụ sau sinh
Dược liệu:
- Đương Quy 16g;
- Thục Địa 12g;
- Xuyên Khung 6g;
- Bạch Thược 8g;
- Gừng khô 4g;
- Đậu đen sao 8g;
- Trạch Lan 8g;
- Ngưa Tất 8g;
- Ích mẫu thảo 12g;
- Bồ hoàn 10g
Cách dùng:
Sắc uống mỗi ngày một thang thuốc gồm những vị thuốc trên.
Bài thuốc chữa đau bụng khi mang thai
Dược liệu:
- Đương Quy 120g;
- Thược Dược 600g;
- Phục Linh 160g;
- Bạch Truật 160g;
- Trạch Tả 300g;
- Xuyên Khung 120g;
Cách dùng:
- Đem tất cả những vị thuốc trên tán mịn thành bột.
- Mỗi lần dùng pha 1 thìa cà phê bột với nước pha rượu.
- Duy trì uống mỗi ngày 3 lần.
Bài thuốc cho nữ giới khó có con, hiếm muộn
Dược liệu:
- Đương Quy 16g;
- Bạch Giao 8g;
- Địa Hoàng 14g;
- Thược Dược 12g;
- Tục Đoạn 8g;
- Đỗ Trọng 12g;
Cách dùng:
Sắc uống mỗi ngày 1 thang thuốc.
Bài thuốc bổ máu cho nữ giới băng huyết
Dược liệu:
- Đương Quy 80g;
- Xuyên Khung 40g.
Cách dùng:
- Trộn đều hai vị dược liệu trên.
- Mỗi lần lấy 20g hỗn hợp dược liệu.
- Đem sắc với 2 bát nước và 1 bát rượu.
- Sắc đến khi thuốc cô cạn chỉ còn 1 bát nước.
- Chia làm 2 bữa uống mỗi ngày 2 lần trước khi ăn.
Tác dụng phụ khi dùng dược liệu Đương Quy chữa bệnh
Không thể phủ nhận công dụng của cây Đương Quy đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, loại dược liệu này cũng gây một số tác dụng phụ không mong muốn:
- Giảm huyết áp, huyết áp thấp.
- Đầy hơi, chướng bụng, co thắt đường tiêu hóa.
- Dị ứng da.
- Rối loạn cương dương.
Ngoài ra, chị em đang mang thai cần chú ý: Đương Quy có thể gây sảy thai. Không dùng Đương Quy để chữa bệnh cho thai phụ, mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ và trẻ em. Nếu bệnh nhân bị tiểu đường dùng Đương Quy có thể gây viêm loét hệ tiêu hóa và dẫn đến các rối loạn nguy hiểm về máu.
Đương Quy có thể gây một số tác dụng phụ
Bài viết trên đây của Pylomeno đã mang lại những thông tin bổ ích về công dụng của cây Đương Quy. Không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cho mọi người, Đương Quy còn giúp chị em nữ giới giải quyết các bệnh sinh lý. Nếu gặp các tác dụng phụ khi sử dụng cây Đương Quy, chị em cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt!
>>XEM THÊM: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Tiền Mãn Kinh Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoMeno Từ Mỹ
Nguồn: PyLoRa.com