Ngày xưa đã có câu “Ăn được ngủ được là tiên, không ăn không ngủ mất tiền thêm lo”. Ngay từ thời xa xưa, ăn uống và ngủ nghỉ đã trở nên vô cùng quan trọng. Đặc biệt là giấc ngủ, ngủ không ngon, ngủ không sâu hay thường xuyên mất ngủ có thể khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Thậm chí là ảnh hưởng đến hệ thần kinh, lâu dần có thể gây nên bệnh trầm cảm.
Mất ngủ – nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm
Mất ngủ và trầm cảm chỉ cách nhau một gianh giới nhỏ
Một nghiên cứu ở Úc đã chỉ ra mối quan hệ hai chiều giữa trầm cảm và mất ngủ. Mất ngủ thường xuyên, kéo dài liên tục là nguyên nhân chính gây nên bệnh trầm cảm. Ngược lại, trầm cảm cũng khiến người bệnh ngủ không ngon và thường xuyên mất ngủ, gây ra tình trạng mệt mỏi, suy nhược.
Không ngủ đủ giấc khiến cơ thể không đủ năng lượng để làm việc, học tập. Mất ngủ cũng làm giảm sự tập trung và trí nhớ của mỗi người. Hơn nữa, những người mất ngủ thì ban ngày cũng như ban đêm họ cũng không ngủ được. Thời gian đó họ lại có những suy nghĩ vu vơ, những lo lắng vô cớ cứ thế tự nhiên mà đến. Hơn nữa, nếu mất ngủ kéo dài, người bệnh lại càng thêm ám ảnh, sợ mất ngủ, sợ bóng tối khi màn đêm buông xuống. Và đương nhiên, họ luôn rơi vào tình trạng mệt mỏi, chán nản, không hứng thú làm việc cũng chẳng thiết tha với cuộc sống này nữa,… Và đó là những biểu hiện của chứng trầm cảm.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng mất ngủ dẫn đến trầm cảm?
Hiện nay, để kiểm soát tình trạng mất ngủ thường xuyên, người ta thường dùng thuốc ngủ, thuốc an thần. Đây chỉ là biện pháp mang tính tạm thời chứ không thể điều trị tận gốc được. Điều quan trọng là phải thay đổi đồng hồ sinh học, phải thay đổi lại thói quen sống, lối sống. Và làm được điều này thì cũng không phải dễ, đòi hỏi phải mất một khoảng thời gian dài.
Trầm cảm và mất ngủ – gianh giới mong manh
Để có những giấc ngủ ngon và sâu, bạn cần phải loại bỏ những yếu tố gây căng thẳng, stress – nguy cơ gây nên bệnh trầm cảm. Hãy dành nhiều thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi đồng thời xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, khoa học:
- Tăng cường vận động, tập thể dục, thể thao hay chỉ là 30 phút đi bộ mỗi ngày, những bà tập yoga nhẹ nhàng,…
- Bổ sung, cân bằng chế độ dinh dưỡng giữa các nhóm chất, đặc biệt tăng cường rau xanh và hoa quả tươi.
- Không sử dụng rượu bia và chất kích thích như chè, cà phê,…
- Đi ngủ đúng giờ, tắt các thiết bị điện tử và để xa tầm tay trước khi đi ngủ
- Thư giãn bằng việc nghe nhạc, đọc sách,… trước khi đi ngủ
- Ngâm châm nước muối gừng ấm để thư giãn giúp giấc ngủ ngon hơn
- Giữ không gian phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát
Việc phát hiện và điều trị trầm cảm cần có sự phối hợp giữa bệnh nhân, gia đình và các chuyên gia. Bản thân người bệnh cũng cần phải có sự chủ động trong giao tiếp, tạo mối quan hệ với mọi người. Chia sẻ những khó khăn gặp phải để mọi người có phương hướng giúp đỡ.
Bên cạnh đó, hãy sử dụng các loại thực phẩm chức năng, những thảo dược giúp an thần, hỗ trợ điều trị trầm cảm. Để được tư vấn kĩ hơn về trầm cảm, hãy liên hệ với PyLoRa theo số hotline 0909 264 136 – 0962 158 661
>> Xem thêm: Vì Một Cuộc Sống Không Trầm Cảm Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoDe Từ Mỹ
Nguồn: PyLoRa.Com