Những người bị bệnh tiểu đường phải thường xuyên kiểm soát và duy trì lượng đường huyết ở mức bình thường. Và cho dù bạn kiểm soát cẩn thận thế nào đi nữa, vẫn có khả năng biến chứng có thể xảy ra.
1/ Biến chứng cấp tính:
Biến chứng cấp tính như tăng đường huyết, hạ đường huyết và nhiễm ceton axit cần được chăm sóc và cấp cứu y tế ngay lập tức. Nếu không được điều trị, những tình trạng này có thể dẫn đến co giật, mất ý thức hoặc thậm chí tử vong.
Nhiễm ceton axit
Biến chứng này sẽ xảy ra khi cơ thể không thể sử dụng đường (glucose) như một nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể vì cơ thể không có hoặc không có đủ insulin. Nếu các tế bào của bạn không được cung cấp đủ năng lượng, cơ thể bạn sẽ bắt đầu sử dụng đến mỡ. Sản phẩm phụ của quá trình phá vỡ cấu trúc mỡ có thể là các axit độc hại được gọi là ceton axit có thể sẽ hình thành trong cơ thể. Tình trạng này có thể dẫn đến mất nước, đau bụng và các vấn đề về hô hấp.
Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường là hạ đường huyết
Hạ đường huyết
Với bệnh tiểu đường, đường huyết có thể bất ngờ tụt xuống vì rất nhiều lý do. Bỏ bữa hoặc luyện tập thể thao quá nhiều là những nguyên nhân phổ biến. Bạn sẽ có nguy cơ bị tụt đường huyết cao hơn nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc hạ glucose hoặc đang dùng liệu pháp insulin.
2/ Biến chứng mạn tính
Đa số các biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường đều có liên quan đến mạch máu. Lượng đường huyết trong máu tăng cao trong khoảng thời gian dài sẽ làm chít hẹp các mạch máu, làm yếu và giảm lưu lượng máu đến nhiều phần cơ thể. Các phần thường bị tổn thương nhất là mắt, thận và dây thần kinh:
Các vấn đề về mắt
Tiểu đường có thể gây tổn thương các mạch máu trong mắt, gây nhìn mờ hoặc thậm chí mù lòa. Các biến chứng về mắt có thể bao gồm:
Đục thủy tinh thể
Đây là tình trạng thường xảy ra ở những người bị tiểu đường. Đục thủy tinh thể sẽ làm thể thủy tinh từ trong suốt biến thành có vẩn đục, ngăn cản ánh sáng đi qua. Đục thủy tinh thể mức độ nhe có thể được điều trị bằng việc đeo kính râm hoặc các loại mắt kính kiểm soát độ chói. Đục thủy tinh thể nặng có thể sẽ phải thay thủy tinh thể.
Tăng nhãn áp làm cản trở dòng máu đến nuôi võng mạc và các dây thần kinh thị giác. Tăng nhãn áp sẽ khiến thị lực mất dần. Có một số loại thuốc sẽ có thể làm chậm quá trình này.
Các bệnh về mắt là tình trạng thường xảy ra ở những người bị tiểu đường
Bệnh võng mạc do tiểu đường
Đây là cụm từ được dùng để miêu tả bất cứ vấn đề gì xảy ra với võng mạc mà có nguyên nhân là do bệnh tiểu đường. Trong các hình thức không tăng sinh, các mao mạch ở phía sau mắt sẽ phì đại và hình thành các túi. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng sưng và chảy máu. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến tình trạng tăng sinh. Tăng sinh là khi các mạch máu của võng mạch bị tổn thương đến mức không thể hoạt động được nữa và ép các mạch máu mới phải hình thành. Các mạch máu mới hình thành này thường sẽ yếu hơn và gây ra các tình trạng chảy máu.
Phù điểm vàng (Macular Edema)
Tình trạng này xảy ra khi thành của các mao mạch không còn khả năng kiểm soát sự di chuyển của các chất giữa máu và võng mạc. Chất lỏng và dịch có thể sẽ bị rò rỉ vào trong điểm vàng của mắt, làm điểm vàng sưng lên vì chứa chất lỏng. Tình trạng này sẽ gây ra nhìn mờ và có thể gây mất thị lực. Nhưng may mắn là, việc điều trị thường có hiệu quả và có thể kiểm soát được tình trạng mất thị lực.
Các vấn đề về da và chân
Những người bị bệnh tiểu đường thường dễ gặp các vấn đề về chân do tổn thương dây thần kinh và mạch máu, làm hạn chế lượng máu đến các chi. Nếu bạn bị tiểu đường, bạn nên thận trọng với các vấn đề về chân. Nếu không được chăm sóc tốt, chân sẽ xuất hiện các nốt sưng nhỏ hoặc vỡ ra, gây ra các vết loét sâu trên da. Nếu các vết loét phát triển rộng hơn hoặc sâu hơn có thể để lại hậu quả là hoại tử chi, dẫn đến phải cắt bỏ chi.
Theo Chương trình giáo dục quốc gia về tiểu đường tại Mỹ, ít nhất 65% số người bị tiểu đường sẽ tử vong vì một vấn đề xảy ra với tim mạch hoặc đột quỵ. Nguy cơ bị bệnh về động mạch và hẹp động mạch của bạn cũng sẽ lớn hơn. Các vấn đề khác với tim và mạch máu có liên quan đến tiểu đường có thể xảy ra bao gồm:
- Bệnh động mạch ngoại vi (tổn thương các mạch máu cấp máu đến chân và bàn chân)
- Tăng huyết áp
- Tăng mỡ máu
Các bệnh về thần kinh
Quá nhiều đường trong máu có thể làm tổn thương các mạch máu và tổn thương dây thần kinh ở các chi, ví dụ như các dây thần kinh ở bàn chân. Tình trạng này có thể dẫn đến cảm giác tê bì, ngứa râm ran hoặc nóng rát ở các chi. Nếu tình trạng tê bì diễn biến nghiêm trọng, bạn thậm chí sẽ không có khả năng cảm nhận được sự tổn thương, cho đến khi các vết loét lớn hoặc tình trạng nhiễm trùng phát triển.
Các biến chứng khác
Một số biến chứng có thể xảy ra của bệnh tiểu đường bao gồm:
- Nhiễm trùng da
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Các bệnh về thận và suy thận
- Rối loạn cương dương
Tử vong
Theo tổ chức CDC, tiểu đường là nguyên nhân thứ bảy dẫn đến tử vong trong năm 2010.
Triển vọng
Các biến chứng lâu dài của tiểu đường thường sẽ phát triển từ từ. Thời gian bị tiểu đường càng lâu, nguy cơ mắc các biến chứng càng cao. Dự phòng đúng cách có thể giúp bạn kiểm soát hoặc tránh được rất nhiều biến chứng của bệnh tiểu đường. Nếu bạn kiểm soát tốt lượng đường huyết, thì nguy cơ mắc các biến chứng sẽ thấp hơn và triển vong lâu dài sẽ khả quan hơn.
Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Tiểu Đường Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoDia Từ Mỹ
Nguồn: PyLoRa.com