Những Biến Chứng Tiêu Chảy Thường Gặp Ở Trẻ

Chia sẻ

Tiêu chảy là bệnh thông thường mà hầu hết đứa trẻ nào cũng đã từng trải qua một lần. Bệnh tiêu chảy cấp có thể dẫn đến những biến chứng như: rối loạn tiêu hóa nếu không được bù nước kịp thời và đủ nước gây mất nước nặng sẽ làm trẻ kiệt nước có thể gây tử vong. Nếu số lần đi cầu ngày càng nhiều kèm theo việc trẻ không ăn uống, môi khô, sốt cao, nôn, mặt tái nhợt, người lả đi… cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm.

1.Tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước

Tiêu chảy mất nước là biến chứng phổ biến và cũng rất nguy hiểm. Người bệnh bị tiêu chảy nhiều, nôn mửa, sốt hay đổ mồ hôi quá nhiều khiến lượng nước, chất lỏng trong cơ thể bị mất đi và cơ thể không thể thực hiện được các chức năng bình thường. Nếu trẻ bị mất nước nặng sẽ có thêm những dấu hiệu về thần kinh như người lừ đừ, hôn mê li bì hoặc xuất hiện cơn co giật.

Mất nước biến chứng nguy hiểm của bệnh tiêu chảy

Mất nước ở trẻ được chia thành 3 mức độ sau:

– Mất nước mức độ nặng:

Mất nước mức độ nặng là một tình trạng cấp cứu. Khi lượng nước trong cơ thể mất trên 10% trọng lượng của trẻ. Nó đòi hỏi phải xử trí và điều trị kịp thời. Nếu không sẽ nhanh chóng dẫn đến sốc do giảm khối lượng tuần hoàn và tử vong.

Trẻ bị mất nước nặng khi có ít nhất hai trong số các dấu hiệu sau:

  • Trẻ li bì hoặc hôn mê
  • Mắt trũng
  • Trẻ không thể uống hoặc uống kém
  • Khi véo da vùng bụng hoặc đùi của trẻ, nếp véo da mất rất chậm (≥ 2 giây)

– Có dấu hiệu mất nước:

Trẻ có dấu hiệu mất nước khi gặp ít nhất hai trong số các dấu hiệu sau:

  • Trẻ bồn chồn, kích thích, khó chịu
  • Mắt trũng
  • Trẻ khát nước, uống nước háo hức
  • Nếp véo da mất chậm

Ngay khi có dấu hiệu mất nước, cần phải bù nước và điện giải cho trẻ.

– Không mất nước:

Trẻ toàn trạng bình thường, uống nước bình thường, không khát nước, mắt không trũng. Khi véo da của trẻ lên, nếp véo da trở lại nhanh chóng không để lại dấu vết.

2. Suy dinh dưỡng

Trẻ suy dinh dưỡng do tiêu chảy gây ra

Tiêu chảy cấp nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ biến chứng thành tiêu chảy kéo dài và dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nguyên nhân do trong quá trình bị tiêu chảy, trẻ ăn kém, biếng ăn. Kết hợp với việc cha mẹ trẻ kiêng khem quá mức cho trẻ. Do đó, trẻ bị sụt cân, nếu rối loạn tiêu hóa kéo dài thì trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng rất cao.

Để tránh hậu quả trẻ bị suy dinh dưỡng, cha mẹ cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ trong thời gian trẻ điều trị và sau khi khỏi bệnh.

3. Hạ kali máu

Bệnh tiêu chảy cấp chuyển thành tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời và một trong đó là tình trạng hạ kali máu. Hạ kali máu mức độ nhẹ làm trẻ trướng bụng, liệt ruột, giảm trương lực cơ. Nếu tình trạng nặng có thể gây yếu liệt chi, liệt cơ hô hấp, rối loạn nhịp tim nguy hiểm tới tính mạng.

4. Sốc

Trẻ bị sốc khi mất nước quá nhiều

Sốc là một hậu quả nguy hiểm của tình trạng mất nước nặng dẫn tới giảm khối lượng tuần hoàn. Sốc còn là hậu quả của tiêu chảy nhiễm trùng ở trẻ em. Do các tác nhân như lỵ trực khuẩn, vi khuẩn Ecoli… gây nên. Diễn biến xấu của sốc là trụy mạch, suy hô hấp và tử vong.

5. Trụy mạch, tử vong

Tử vong là kết cục xấu nhất có thể gặp của bệnh tiêu chảy ở trẻ, nhất là những trẻ sơ sinh. Bệnh tiêu chảy cấp khiến bệnh nhân bị mất nước, nôn mửa, không ăn uống được, gây ra tình trạng mất nước nặng, hạ kali máu, rối loạn điện giải, tụt huyết áp, mệt xỉu, hôn mê. Có thể kể đến như mất nước nặng gây sốc trụy mạch, hoặc độc tố vi khuẩn gây nhiễm trùng nhiễm độc, rối loạn điện giải mức độ nặng… có thể gây tử vong.

Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Tiêu Chảy Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoDi Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.