“Cao hay không là do di truyền”
Đây là câu nói cửa miệng của không ít phụ huynh khi đánh giá về chiều cao của con trẻ. Thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra, chiều cao của trẻ chỉ phụ thuộc 23% vào yếu tố di truyền, nghĩa là 77% còn lại có thể “tác động được” thông qua dinh dưỡng từ thực phẩm, dinh dưỡng bổ sung, tập luyện thể thao, yếu tố sức khỏe, giấc ngủ, giới tính… Nếu bố mẹ lùn nhưng con được bồi đắp đầy đủ các yếu tố này thì vẫn phát huy được tối đa khả năng bộ gen của trẻ. Ngược lại, trẻ có gene cao nhưng điều kiện chăm sóc không đảm bảo vẫn có thể bị thấp dưới trung bình vì không phát huy được hết ưu điểm của bộ gen.
1. Trẻ không được chú trọng trong 270 ngày vàng đầu đời
Trong 1000 vàng đầu đời mà WHO khuyến cáo, 270 ngày đầu tiên là giai đoạn trẻ còn nằm trong bụng mẹ. Nhiều bậc phụ huynh không biết rằng, chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này có ảnh hưởng không chỉ đến cân nặng mà còn tác động tới chiều dài cơ thể của thai nhi. Trẻ sinh thiếu tháng và nhẹ cân có thể bị thiếu chiều cao sau này.
Bởi vậy, trong thời kỳ mang thai, các bà mẹ cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là những mẹ bị nghén, ăn uống ảnh hưởng, không tăng được 12kg trong thai kỳ cần được bổ sung các Vitamin và khoáng chất cần thiết như chất đạm, I ốt, Vitamin B, C, D, Canxi, Sắt, Kẽm… để con phát triển tốt.
Dinh dưỡng đầy đủ trong thai kỳ sẽ giúp con phát triển chiều cao
Sau 270 ngày đầu tiên này, trẻ cũng cần được lưu ý cung cấp đầy đủ dưỡng chất trong 2 năm đầu đời của giai đoạn 1000 ngày vàng.
2. Chế độ ăn thiếu cân đối
Ăn dặm quá sớm là sai lầm đầu tiên ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng của trẻ. Một số phụ huynh cho rằng trẻ ăn dặm sớm sẽ cứng cáp hơn nhưng cơ thể trẻ lúc này không đủ men tiêu hóa để tiêu hóa hết thức ăn phức tạp hơn ngoài sữa, điều này có thể khiến trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa kéo dài và suy dinh dưỡng nặng. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trẻ nên bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Nếu trẻ không dung nạp sữa tốt có thể ăn dặm sớm hơn nhưng cũng phải tròn 4 tháng.
Trái lại, ăn dặm quá muộn cũng không tốt vì trẻ cần nhiều năng lượng và vi chất để phát triển cơ thể và chiều cao mà sữa mẹ hay sữa công thức không đáp ứng đủ.
Ngoài ra, không ít bố mẹ mắc sai lầm trong giai đoạn trẻ ăn dặm là dùng nước hầm xương để nấu cháo hoặc quấy bột vì nghĩ rằng sẽ có nhiều Canxi nhưng thực tế trong nước hầm xương không có nhiều giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là Canxi.
Nước hầm xương không có nhiều giá trị dinh dưỡng
Hoặc việc xay nhuyễn hay hầm thịt rồi lọc qua rây, giữ lại rất ít cái chỉ lấy nước cũng khiến dinh dưỡng bị thiếu hụt. Thay vào đó nên xay nhỏ thực phẩm rồi quấy cùng bột lẫn nước để trẻ nhận đủ chất nhất từ thức ăn. Không cho hoặc cho quá ít dầu mỡ vào bột cháo cũng gây thiếu năng lượng và hạn chế khả năng hấp thu Vitamin D và A – những yếu tố rần cần cho phát triển chiều cao. Mỗi bữa ăn dặm của trẻ mới bắt đầu cần từ 2,5-5ml dầu mỡ, trẻ gần 1 tuổi phải tăng lượng dầu mỡ 10-15ml/bữa.
Thói quen không cho trẻ ăn cá, tôm, cua vì sợ trẻ bị tiêu chảy cũng khiến chế độ ăn của trẻ bị thiếu nguồn cung cấp Canxi và các yếu tố vi lượng cần thiết cho chiều cao.
Với trẻ qua giai đoạn ăn dặm, nhiều bố mẹ cũng chú trọng chế độ ăn nhiều đạm, nhiều chất béo, bột, đường mà thiếu Vitamin và khoáng chất như Canxi, Phốt Pho, Kẽm, Sắt… ảnh hưởng tới chiều cao. Ăn quá nhiều đồ ăn sẵn không tốt cho sức khỏe, uống nước có gas đẩy phốt pho ra khỏi cơ thể. Thậm chí, một số loại nước còn chứa chất kích thích Cocain gây ức chế hấp thụ canxi, ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao
3. Bổ sung Canxi quá mức
Trong suy nghĩ của nhiều người, con cao là nhờ Canxi nên chỉ cần bổ sung thật nhiều Canxi là con sẽ cao lớn. Điều này dẫn đến tình trạng quá liều, dư thừa Canxi ở một số trẻ. Việc thừa Canxi nếu nhẹ thì trẻ sẽ bị táo bón, buồn nôn, biếng ăn và mệt mỏi, nặng có thể bị sỏi thận, rối loạn tiêu hóa, mắc các bệnh về tim mạch và có thể bị lùn. Lý do là bởi hàm lượng canxi trong máu tăng cao có thể đi vào xương nhiều hơn, làm cốt hóa các đầu xương sớm, dẫn đến hạn chế sự phát triển xương.
4. Thói quen “lồng kính”
Là thói quen bao bọc, chăm sóc con quá kỹ và không hợp lý. Không cho con ra ngoài chơi dưới ánh nắng mặt trời vì sợ đen da trong khi Vitamin D – yếu tố tác động trực tiếp tới hệ xương và chiều cao lại có nhiều trong ánh nắng. Sợ con chạy nhảy nghịch bẩn, con được “nhốt lỏng” trong nhà cùng với chiếc tivi mà ít được vận động các trò chơi ngoài trời, ít tập thể dục, chơi thể thao. Các môn thể thao như bóng rổ, cầu lông, bơi lội… hoặc các hoạt động đi bộ, đạp xe đều có tác động giúp cơ thể khỏe khoắn và tăng chiều cao rất tốt.
5. Thói quen đi ngủ muộn
Giấc ngủ sâu vào ban đêm có tác dụng cực lớn tới sự phát triển trí não, tinh thần cũng như chiều cao của trẻ
Giấc ngủ sâu bắt đầu từ 21h, đặc biệt trong khoảng từ 22h đến 3 giờ sáng hôm sau là thời điểm cơ thể tiết ra hoóc-môn tăng trưởng cao nhất, kích thích xương dài hơn. Trong khi các gia đình hiện đại ở thành phố thường có khuynh hướng ngủ muộn sau 22h khiến giấc ngủ sâu bị rút ngắn, tác động tới sự phát triển chiều cao của trẻ.
>> Xem thêm: Phát Triển Chiều Cao Vượt Trội Cùng Bộ Đôi Dược Thảo PyLoCao Từ Mỹ
Nguồn PyLoRa.com