Nồng Độ Cholesterol Cao Làm Tăng Nguy Cơ Đột Quỵ

Chia sẻ

Bạn có biết, có rất nhiều nguyên nhân về sức khỏe có thể góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ. Các nguyên  nhân  này có thể được phát hiện bằng cách kiểm tra sức khỏe định kỳ và một vài vấn đề trong số đó có thể được kiểm soát thông qua việc điều chỉnh lối sống và sử dụng thuốc thảo dược. Và cũng tương tự vậy, nồng độ Cholesterol và chất béo trong máu cũng có thể được đo lường và cải thiện dễ dàng bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và thuốc men để giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.

Nồng độ cholesterol cao là gì?

Nồng độ Cholesterol và chất béo có thể đo được bằng một xét nghiệm máu đơn giản. Thông thường, có rất ít thành phần chất béo có thể đo lường được. Chúng ta chỉ có thể đo được nồng độ các chất béo như Triglyceride, LipoProtein mật độ thấp (LDL) và LipoProtein mật độ cao (HDL) trong máu. 

Tại sao lượng Cholesterol cao là nguyên nhân gây ra đột quỵ?

Cholesterol, Lipoprotein, Triglycerides và các chất béo khác đều cần thiết cho cấu trúc và chức năng thông thường của cơ thể. Tuy nhiên, lượng Cholesterol và những chất béo trên dư thừa lưu thông trong mạch máu làm tăng xu hướng hình thành máu đông, gây ra đột quỵ. Triglycerides và LDL bám vào niêm mạc các mạch máu, làm tổn thương các lớp thành động mạch. Khi các lớp thành động mạch bên trong bị tổn thương, sẽ làm mạch máu bị thu hẹp, bắt đầu kết tập tiểu cầu và các mảnh vụn khi chúng chạy qua vùng tổn thương. Các chất béo dư thừa lưu thông trong mạch máu có thành phần hóa học tương đối ‘dính’, vì vậy chúng có xu hướng dính vào các cụm tế bào tiểu cầu và các mảnh vỡ, tạo ra cục máu đông rất nguy hiểm.

Mối quan hệ giữa Cholesterol và đột quỵ là gì?

Nồng độ Cholesterol cao đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ đột quỵ. Theo một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Xơ vữa động mạch, những người có nồng độ Triglyceride cao sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn những người có nồng độ thấp. Một nghiên cứu công bố trên báo số ra tháng 12/2014 của tạp chí Lão khoa quốc tế cho thấy rằng người có nồng độ Cholesterol cao sẽ khó hồi phục hơn sau đột quỵ. Các báo cáo này hoàn toàn phù hợp với nhiều nghiên cứu khoa học đã xác định ảnh hưởng nguy hiểm của lượng Choresterol cao đối với đột quỵ.

Làm thế nào bạn có thể làm giảm nồng độ Cholesterol?

Việc kiểm soát nồng độ Choresterol rất quan trọng nếu nồng độ Choresterol của bạn không nằm trong giới hạn bình thường. Duy trì mức độ Cholesterol trong giới hạn bình thường được khoa học chứng minh sẽ giảm nguy cơ đột quỵ. Nhưng có một số người mắc phải bệnh nồng độ Cholesterol cao di truyền. Chế độ ăn giàu chất béo, lối sống ít vận động sẽ làm tăng nồng độ Cholesterol, nồng độ chất béo trung tính, nồng độ LDL và HDL trong máu. Tuy nhiên bạn có thể giảm lượng chất béo cũng như Cholesterol trong máu bằng cách thay đổi chế độ ăn uống. Đôi khi bạn cần phải uống thuốc thảo dược theo hướng dẫn của chuyên gia để làm giảm nồng độ Cholesterol, đặc biệt nếu nguyên nhân là do di truyền, hay việc tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống không có hiệu quả, hoặc nếu nồng độ Cholesterol quá cao so với bình thường.

Thường thì việc thay đổi chế độ ăn uống có vẻ rất khó khăn đối với đa số bệnh nhân. Tuy nhiên khoa học đã chứng minh được việc ăn ít muối, kiêng Cholesterol có thể ngăn ngừa đột quỵ. Các loại thực phẩm dinh dưỡng khác như cá, các loại hạt cũng có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ vì chúng có tác dụng ngăn ngừa tổn thương mạch máu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông và tác động tốt tới huyết áp.

Song song đó bạn khi bạn sử dụng BỘ BA THUỐC THẢO DƯỢC PYLOKAI giúp bạn PHÒNG, ĐIỀU TRỊ VÀ PHỤC HỒI SAU ĐỘT QUỴ thì nguyên nhân đột quỵ do Cholesterol cao cũng được giảm thiểu. Bởi những thành phần có trong BỘ BA THUỐC THẢO DƯỢC PYLOKAI được chiết xuất 100% từ thiên nhiênnhập khẩu chính hãng tại Mỹ, làm giảm lượng Cholesterol xấu đó.

>> Xem thêm: Đẩy Lùi Đột Quỵ Nhân Đôi Hạnh Phúc Với Bộ Ba Dược Thảo PyLoKai Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.