Trên tay bạn là tờ giấy chẩn đoán bệnh từ bệnh viện kèm theo một túi thuốc Tây, bạn được chẩn đoán: Rối loạn tiền đình ngoại biên, bạn có thắc mắc vậy liệu rối loạn tiền đình và rối loạn tiền đình ngoại biên có cùng là một? Rối loạn tiền đình ngoại biên khác rối loạn tiền đình trung ương như thế nào? Hai bệnh này có cùng một phương pháp điều trị hay không? Đừng lo lắng bạn nhé, chuyên gia tư vấn của PyLoRa sẽ giải đáp ngay sau đây giúp bạn!
Đầu tiên bạn phải hiểu RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH là gì?
Tiền đình là vùng nằm ở phía sau ốc tai (hai bên),là một hệ thống có vai trò quan trọng trong duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình.
Rối loạn tiền đình biểu hiện bằng những cơn chóng mặt, do tổn thương hệ thần kinh của các vùng tai, tim mạch, mắt, tâm thần. Bệnh gặp phổ biến nhất là những người cao tuổi (trên 65 tuổi).
Có hai loại rối loạn tiền đình: RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH NGOẠI BIÊN và RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH TRUNG ƯƠNG. Đến đây Tôi có thể giải đáp cho bạn ý đầu tiên của câu hỏi rồi nhé! Tiếp tục nào!
Rối loạn tiền đình ngoại biên
Rối loạn tiền đình ngoại biên là rối loạn chức năng của các cấu trúc ở tai trong (chỗ của các ống bán khuyên) hoặc của dây thần kinh số 8.
Khi bị rối loạn tiền đình ngoại biên bạn sẽ có các triệu chứng:
Chóng mặt là triệu chứng điển hình của rối loạn tiền đình ngoại biên. Chóng mặt xuất hiện khi thay đổi tư thế.
Đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt nhưng vẫn còn đi đứng được, cơn chóng mặt thường thoáng qua chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi.
Tuy nhiên, nhiều người bị rối loạn tiền đình ngoại biên nặng có thể có biểu hiện tình trạng chóng mặt thật nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi được. Đặc biệt, cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực một hoặc cả hai bên tai. Người bệnh còn có thể kèm theo tình trạng nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng,…
Nguyên nhân
Rối loạn tiền đình ngoại biên xảy ra thường là do tổn thương tai trong hoặc dây thần kinh tiền đình xuất phát từ các nguyên nhân như: viêm tai xương chũm mạn tính, do rượu, do dùng các thuốc gây tổn thương tiền đình như thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau…
Thứ hai là rối loạn tiền đình trung ương
Là do tổn thương não gây ra. Đây là bệnh lý thường gặp nhất với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não.
Triệu chứng
Khi mắc bệnh, người bệnh thường đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế hay bị choáng váng, chóng mặt, đôi khi khó tập trung, mau quên, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói.
Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh thường nhẹ như mất ngủ, người mệt mỏi, vì thế ít bệnh nhân để ý điều trị bệnh.
Thời gian sau, những người bị rối loạn tiền đình sẽ thấy mọi vật xung quanh nhưng sẽ có cảm giác không bình thường, trở mình thấy lao đao, ngồi dậy khó khăn, nhất là vào buổi đêm về sáng. Nhiều người bị mất thăng bằng, dễ ngã, thậm chí nếu cơn nặng, họ chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi, buồn nôn và có thể nôn dữ dội gây mất nước, điện giải, mở mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn.
Nguyên nhân
Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não.
Để biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình, người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định: điện não đồ, chụp Xquang, chụp cộng hưởng từ MRI.
>> Xem thêm: Hết Rối Loạn Tiền Đình – Phục Hồi Dây Thần Kinh Số 8 Với Bộ Ba Dược Thảo PyLoVe Từ Mỹ
Nguồn: PyLoRa.com