Suy Giãn Tĩnh Mạch Chân Hình Thành Như Thế Nào?

Chia sẻ

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh khá phổ biến hiện nay, ảnh hưởng đến không ít đến cuốc sống của bạn. Vậy cơ chế của bệnh là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu.

1. Hệ thống tĩnh mạch

Tĩnh mạch gồm mạng lưới có cấu trúc hình ống, các tĩnh mạch ở xa sẽ dẫn máu về các tĩnh mạch lớn, gần tim sau đó dẫn về tim.

Cấu tạo tĩnh mạch chi dưới gồm 3 loại:

– Tĩnh mạch nông (nằm ngay dưới da)

– Tĩnh mạch sâu (trong khoang cơ của chi dưới)

– Tĩnh mạch xuyên (nối tĩnh mạch nông với tĩnh mạch sâu)

2. Cơ chế hoạt động của tĩnh mạch

Máu được đưa về tim thông qua hệ thống van tĩnh mạch, cấu tạo 2 lá van nằm trong lòng tĩnh mạch. Hai lá van này có một đầu dính vào thành tĩnh mạch, phần còn lại nằm tự do trong lòng tĩnh mạch.

Khi bàn chân cử động, cơ co bóp và bơm máu từ chân lên trên. Lúc đó các lá van sẽ mở ra, cho phép dòng máu trở về tim.

Khi chân đứng yên, do tác động của trọng lực, dòng máu có khuynh hướng đi ngược từ trên xuống, nhưng vì các van đã đóng lại nên ngăn cản dòng máu chảy ngược xuống dưới.

3. Khi nào tĩnh mạch bị suy giãn?

Khi các van trong lòng tĩnh mạch bị hỏng, van đóng lại không kín, máu chảy ngược xuyên qua chỗ hở của hai lá van, tạo nên dòng chảy ngược. Dòng chảy ngược khiến tĩnh mạch bị chịu áp lực lớn, kéo giãn. Tĩnh mạch bị suy giãn càng làm cho van hở nặng hơn.

Biểu hiện bằng mắt thường có thể nhìn thấy đó là tĩnh mạch nổi gân xanh như mạng nhện, nặng hơn trông ngoằn ngoèo. Nếu tình trạng kéo dài, gây viêm da, lở loét.

Suy giãn tĩnh mạch tuy không nguy hiểm ngay tức thì nhưng để lâu sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Hiểu về bệnh giúp bạn ngăn chặn bệnh xuất hiện.

=> XEM THÊMGiải Pháp Đấy Lùi Bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoVan Từ Mỹ

Nguồn : PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.