Tìm Hiểu Lịch Trình Tiêm Ngừa Viêm Gan B Cho Trẻ Em Và Người Lớn

Chia sẻ

Viêm gan B là bệnh lý rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị triệt để. Bệnh thường diễn ra âm thầm và gần như không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng, do đó bạn nên xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan B đầy đủ. Vậy lịch trình tiêm ngừa viêm gan B ra sao? Cùng Pylovi.com tìm hiểu nhé.

Lịch trình tiêm ngừa viêm gan B:

Trẻ em và người lớn sẽ có lịch tiêm phòng khác nhau, mời bạn tham khảo:

Đối với trẻ em:

Trong trường hợp trẻ được sinh ra từ người mẹ không mắc bệnh viêm gan B, lịch tiêm ngừa như sau:

→ Mũi 1: tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh

→ Mũi 2: tiêm mũi thứ 2 khi bé được 2 tháng tuổi.

→ Mũi 3: tiêm mũi thứ 3 khi bé được 3 tháng tuổi.

→ Mũi 4: tiêm mũi thứ 4 khi bé được 4 tháng tuổi.

Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ được sinh ra từ người mẹ mắc bệnh viêm gan siêu vi B, vì tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang bé rất cao nên trẻ cần được tiêm vắc xin và huyết thanh kháng viêm gan B trong vòng 12 giờ đầu tiên khi vừa mới ra đời, để ngăn chặn virus gây bệnh tấn công bé.

Bạn có thể lựa chọn một trong hai lịch trình tiêm ngừa sau:

Phác đồ 1: 

→ Liều 1: tiêm viêm gan B kết hợp với huyết thanh kháng viêm gan B trong vòng 12 giờ.

→ Liều 2: tiêm lại khi trẻ được một tháng tuổi.

→ Liều 3: tiêm khi trẻ được ba tháng tuổi.

→ Liều 4: tiêm mũi cuối cùng khi trẻ được 1 năm 3 tháng tuổi.

Phác đồ 2: 

→ Liều 1: tiêm tương tự như lần 1 ở phác đồ 1.

→ Liều 2: tiêm lần 2 khi trẻ được 1 tháng tuổi.

→ Liều 3: tiêm lần 3 khi trẻ được 6 tháng tuổi.

→ Liều 4: tiêm lần cuối khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

Trẻ em sẽ có lịch trình tiêm ngừa viêm gan B tương đối khác với người lớn

Đối với người lớn:

Công việc đầu tiên cần chuẩn bị trước khi tiêm ngừa viêm gan B đó là xét nghiệm HBsAg và HBsAb để kiểm tra xem liệu bạn có đang nhiễm bệnh viêm gan B hay không hoặc cơ thể đã sản sinh ra kháng thể chống lại virus chưa?

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn dương tính với HBsAg, nghĩa là bạn đã mắc bệnh, lúc này bạn không cần tiêm ngừa nữa mà nên đến thăm khám tại bệnh viện uy tín để tìm hướng giải quyết hiệu quả. Ngược lại, nếu kết quả của xét nghiệm âm tính, bạn có thể tiêm ngừa viêm gan B càng sớm càng tốt.

Tùy vào nhu cầu của mình, bạn có thể chọn 1 trong 2 cách tiêm chủng như sau:

→ Phác đồ 1: Tiêm 3 mũi, mũi đầu tiên cách mũi thứ hai 1 tháng. Sau đó 5 tháng, bạn sẽ được tiêm mũi còn lại. 

→ Phác đồ 2: Trường hợp này bạn cần tiêm 4 mũi, ba mũi đầu tiêm liên tục trong 3 tháng, sau đó mũi cuối cùng sẽ được thực hiện sau 10 tháng kể từ mũi tiêm thứ 3.

Tiêm ngừa viêm gan B sẽ giúp bạn tránh khỏi sự lây nhiễm virus gây bệnh

Một số lưu ý khi tiêm ngừa viêm gan B:

→ Khi đăng ký tiêm ngừa bạn cần tuân thủ đúng thời gian mà bác sĩ đã chỉ định để đạt kết quả phòng bệnh tốt nhất.

→ Thông thường sau khi tiêm ngừa xong, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ khiến cơ thể mệt mỏi, nhức đầu… Các triệu chứng sẽ tự động hết trong 1 – 3 ngày.

→ Sau khi tiêm ngừa viêm gan B, bạn cần nán lại trung tâm tiêm chủng khoảng 30 phút để theo dõi thêm, nhằm kiểm tra xem có biểu hiện như co giật, sốc phản vệ không để kịp thời cấp cứu.

→ Sau khi tiêm bạn cần tắm rửa sạch sẽ vào bất kỳ thời gian nào trong ngày để tránh nhiễm trùng tại vị trí tiêm.

Đối tượng nên tiêm ngừa viêm gan B:

→ Trẻ sơ sinh sau khi chào đời.

→ Người có vợ hoặc chồng đã mắc bệnh viêm gan B.

→ Người sử dụng chung vật dụng cá nhân, kim tiêm, ống chích.

→ Người tiếp xúc thường xuyên với người đã nhiễm virus siêu vi gan B.

→ Nhân viên y tế

→ Những người mắc bệnh gan mãn tính, bệnh thận, đái tháo đường.

→ Những người đã đi du lịch ở các quốc gia có tỷ lệ nhiễm bệnh viêm gan B cao.

Các cách phòng ngừa bệnh viêm gan B:

→ Tiêm ngừa viêm gan B càng sớm càng tốt, bất kể bạn là ai.

→ Không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn lau mặt, dao cạo râu, bàn chải…

→ Khi quan hệ tình dục cần sử dụng biện pháp phòng tránh an toàn

→ Không xăm trổ, bấm lỗ tai… ở các cơ sở làm đẹp không đảm bảo an toàn.

→ Cần xét nghiệm máu trước khi kết hôn để kiểm tra vợ hoặc chồng sắp cưới có mắc bệnh hay không.

→ Phụ nữ mang thai đang mắc bệnh viêm gan B, cần theo dõi sự phát triển của thai nhi và tiêm ngừa ngay cho bé sau khi sinh.

Tuyệt đối không sử dụng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân ở bất kỳ tình huống nào

Trên đây là toàn bộ các thông tin về lịch trình tiêm ngừa viêm gan B, Pylovi.com hy vọng đã cung cấp cho bạn nhiều kiến thức thú vị và hữu ích nhé.

Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Viêm Gan Siêu Vi Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLovi Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.